Xung đột pháp luật

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 35 - 36)

- Bình luận được về căn cứ, cách thức áp dụng và giải thích pháp luật nước ngoài theo quan điểm của pháp luật Việt Nam.

2.1. Xung đột pháp luật

(1) Khái niệm xung đột pháp luật

Tư pháp quốc tế có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi, do đó, các quan hệ này khơng chỉ chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định mà thường liên quan và chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Mỗi một quốc gia lại có những quy định mâu thuẫn, đối lập với nhau dẫn đến xung đột pháp luật. Như vậy, xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi cụ thể.

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật:

- Do đặc điểm về quan hệ xã hội được tư pháp quốc tế điều chỉnh. Bởi tính chất đặc thù của Tư pháp quốc tế là luôn điều chỉnh các quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi.

- Do có sự quy định khác nhau trong pháp luật các nước khi điều chỉnh một quan hệ dân sự cụ thể. Xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, phong tục, tập quán,… của các nước không giống nhau nên pháp luật của các quốc gia cũng có những quy định khác nhau.

(2) Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật

Hiện nay, xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế thường được giải quyết theo các phương pháp sau:

- Xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết xung đột pháp luật;

- Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột để chọn ra một hệ thống pháp luật giải quyết xung đột pháp luật;

- Áp dụng tập quán và tương tự pháp luật.

(3) Quy phạm xung đột

Quy phạm xung đột là loại quy phạm được sử dụng để ấn định hệ thống pháp luật nước nào cần được sử dụng để giải quyết một quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngồi cụ thể.

27

Quy phạm xung đột có tính chất điều chỉnh gián tiếp, tức là quy phạm đó khơng trực tiếp giải quyết ngay vấn đề mà chỉ nêu ra luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Tính chất viện dẫn của quy phạm xung đột giúp cơ quan có thẩm quyền tìm được hệ thống pháp luật cụ thể giải quyết được vấn đề quan tâm. Chính vì vậy, quy phạm xung đột cịn có tính chất phức tạp, trừu tượng, khó áp dụng và còn dẫn đến khả năng quy phạm này được áp dụng một cách máy móc10.

(4) Một số hệ thuộc luật cơ bản

- Hệ thuộc Luật Nhân thân: Đây là một trong những hệ thuộc luật cơ bản xác định luật áp dụng điều chỉnh một số quan hệ pháp luật liên quan đến cá nhân. Hệ thuộc Luật Nhân thân có hai biến dạng là Luật Quốc tịch và Luật Nơi cư trú:

+ Luật Quốc tịch (Lex nationalis) được hiểu là áp dụng hệ thống pháp luật quốc gia mà đương sự là công dân.

+ Luật Nơi cư trú (Lex dômcilii) được hiểu là luật của quốc gia mà đương sự cư trú.

- Hệ thuộc Luật Quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis) là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.

- Hệ thuộc luật do các bên thỏa thuận (Lex voluntatis) được hiểu là luật do các bên chủ thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng. Hệ thuộc luật này được ghi nhận phổ biến trong hệ thống pháp luật các quốc gia như trong các quan hệ hợp đồng…

- Hệ thuộc luật nơi có vật (Lex rei sitas): Được hiểu là luật nơi có vật (vật ở nước nào) sẽ được áp dụng pháp luật nước đó để giải quyết các quan hệ liên quan đến vật.

- Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus): Được hiểu là hành vi được thực hiện ở đâu thì áp dụng pháp luật nước đó để điều chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh.

- Hệ thuộc Luật Tòa án (Lex fori): Được hiểu là tịa án của quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết thì sẽ áp dụng pháp luật nước đó để giải

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)