- Bình luận được quan điểm của Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia.
20 Xem Điều 414, Bộ luật Tố tụng Dân sự 04.
46
- Triệu tập người làm chứng, người giám định; - Thu thập, cung cấp chứng cứ;
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
(3) Trình tự thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp
- Đối với các ủy thác tư pháp do Tòa án Việt Nam yêu cầu nước ngoài thực hiện:
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải lập hồ sơ ủy thác và gửi cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi.
Tiếp đến cơ quan có thẩm quyền nước ngồi thơng báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự21.
- Đối với các ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngồi yêu cầu Việt Nam thực hiện:
Bộ Tư pháp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có nước thẩm quyền yêu cầu, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ khơng hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thơng báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế, mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ Tư pháp thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu (Điều 15 Luật Tương trợ tư pháp 2007).