Các Hiệp định này đã được liệt kê ngay trong phần phụ lục của tập bài giảng này.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 27 - 29)

19

sự có yếu tố nước ngồi thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng; 2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng”.

- Tập quán quốc tế: Là những thói quen được áp dụng trong một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ pháp lý, tập quán đó được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, được thừa nhận rộng rãi bởi đông đảo các quốc gia. Về nguyên tắc, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi chịu sự điều chỉnh bới các quy định được ghi nhận trong pháp luật trong nước hoặc các quy định trong các Điều ước quốc tế có liên quan. Tuy nhiên, nếu các quy phạm trong Điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia khơng có quy định thì tập qn quốc tế có thể được áp dụng. Tập quán quốc tế có thể được áp dụng khi các bên thỏa thuận áp dụng hoặc khi Điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia quy định áp dụng hoặc được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiến hành áp dụng. Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp

quy định tại Khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”.

- Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ).

Thực tiễn tòa án được hiểu là các bản án, quyết định của tịa án mà trong đó thể hiện quan điểm của các thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai.

Hiện nay, án lệ được thừa nhận rộng rãi bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới. Án lệ được coi như một loại nguồn chính thức của pháp luật các quốc gia trong đó có Tư pháp quốc tế.

- Pháp luật quốc gia.

Luật pháp của mỗi quốc gia (luật quốc nội) là một trong những loại nguồn phổ biến của Tư pháp quốc tế. Đây là một hệ thống các văn bản pháp quy của một quốc gia như Hiến pháp, Luật, các văn bản dưới luật, tập quán và án lệ.

20

Một số quốc gia trên thế giới đã ban hành Bộ luật Tư pháp quốc tế riêng như Ba Lan (1965), Hung-ga-ri (1979), Đức (1986), Bỉ (2004), Nhật Bản (2006), Trung Quốc (2010). Ở Việt Nam, chưa có Bộ luật Tư pháp quốc tế riêng nên các quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Hiến pháp là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất ghi nhận nhiều nguyên tắc và quy phạm đặt nền tảng cho lĩnh vực Tư pháp quốc tế. Tiếp đó, phải kể đến Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự. Đây là hai văn bản chứa đựng rất nhiều các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi. Ngoài ra, một số đạo luật khác cũng chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi như: Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng khơng dân dụng, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Bộ luật lao động, Luật Trọng tài thương mại… Ngồi ra, cịn rất nhiều các văn bản dưới luật là nguồn của ngành luật tư pháp quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)