Điều 75 Bộ luật Dân sự 20.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 44 - 46)

- Bình luận được quan điểm của Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia.

15 Điều 75 Bộ luật Dân sự 20.

36

Pháp nhân phi thương mại được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó: Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được phân chia cho các thành viên.

Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đặc trưng chung của pháp nhân trong quan hệ Tư pháp quốc tế là phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau (pháp luật của quốc gia nơi pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật của quốc gia nơi pháp nhân hoạt động). Vì vậy, việc xác định quốc tịch của pháp nhân, năng lực chủ thể của pháp nhân hay các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân là hết sức cần thiết.

Quốc tịch của pháp nhân khơng chỉ có ý nghĩa để phân biệt pháp nhân nước này với pháp nhân nước khác, mà đây còn là cơ sở để xác định quy chế pháp lý và năng lực chủ thể của pháp nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật của Tư pháp quốc tế.

Pháp nhân được thừa nhận có tư cách pháp nhân theo pháp luật với một Nhà nước nhất định thì phải tuân thủ một số quy định về quyền và nghĩa vụ của pháp luật nước đó. Ngồi ra, khi hoạt động ở nước ngồi, pháp nhân được nhà nước mình bảo hộ về mặt ngoại giao; việc hợp nhất, sáp nhập... Tư pháp quốc tế gọi đây là hệ thống pháp luật nơi pháp nhân thành lập.

Luật của nước pháp nhân mang quốc tịch là hệ thống pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến quy chế pháp lý của pháp nhân như điều kiện thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể… Hiện nay, mỗi nước dựa trên các tiêu chí khác nhau để xác định quốc tịch của pháp nhân nhưng nhìn chung có các tiêu chí xác định như sau:

37 - Nơi pháp nhân đặt trụ sở chính.

- Nơi pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, một số quốc gia còn xác định quốc tịch của pháp nhân dựa trên tiêu chí quốc tịch của người đứng đầu pháp nhân, hay theo pháp luật Nga và các nước Đông Âu, hai nguyên tắc nơi pháp nhân thành lập và nơi pháp nhân đặt trung tâm được lựa chọn tùy theo từng trường hợp.

Pháp luật Việt Nam cũng lấy tiêu chí nơi pháp nhân thành lập để xác định quốc tịch của pháp nhân16. Đối với Việt Nam, tất cả pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài.

Do quy định của pháp luật các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân không giống nhau, trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều nước, đồng thời coi là pháp nhân mang quốc tịch của nước mình. Để giải quyết hiện tượng này các nước phải ký kết với nhau các Điều ước quốc tế nhằm thống nhất các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân.

2.3. Quốc gia

Chủ thể của Tư pháp Quốc tế bao gồm cá nhân, pháp nhân, bởi vì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ chủ yếu giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau ở các nước khác nhau.

Nhà nước không tham gia thường xuyên quan hệ Tư pháp Quốc tế điều chỉnh mà chỉ tham gia trong một số các quan hệ xã hội nhất định: Thuê mướn, thừa kế tài sản… Tuy nhiên, khi tham gia quan hệ xã hội, Nhà nước vẫn giữ cơng quyền của mình, khơng phải bên đương sự bình đẳng với cá nhân, pháp nhân. Đây chính là quy chế pháp lý đặc biệt mà quốc gia được hưởng.

Quyền miễn trừ của quốc gia được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc tôn chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quyền miễn trừ của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong một số Điều ước quốc tế như Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự hay là Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia ngày 17/01/2005. Ở Việt Nam, quyền miễn trừ quốc gia được quy định rải rác trong một số

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)