Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 28 - 30)

QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

1.1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động

1.1.1. Khái niệm

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức và cá nhân cần phải tuyển chọn và sử dụng lao động và họ trở thành người có nhu cầu thuê mướn sức lao động. Để đảm bảo cuộc sống, cơng dân có khả năng lao động có thể làm việc cho mọi người sử dụng lao động và như vậy họ là người có nhu cầu cho thuê sức lao động. Khi bên cho thuê sức lao động và bên có nhu cầu thuê sức lao động gặp nhau thì quan hệ lao động được hình thành.7 Trong quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động các bên phải tuân theo những quy định của pháp luật lao động và điều kiện tuyển dụng, mức độ bảo đảm quyền lợi tối thiểu cho người lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này.

Quan hệ pháp luật lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, hộ gia đình tuyển chọn và sử dụng sức lao động của người lao động được các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ mang những quyền và nghĩa vụ nhất định.

1.1.2. Đặc điểm

Quan hệ pháp luật lao động là một dạng của quan hệ pháp luật nên nó mang đặc điểm chung của một quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật lao động luôn mang tính ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ. Thông qua các hành vi xử sự của các chủ thể, ý chí của người lao động và ý chí của người sử dụng lao động gặp nhau tại một thời điểm thì quan hệ pháp luật lao động được hình thành. Trong một số trường hợp ngồi ý chí của

7 Giáo trình Luật lao động, PTS. Phạm Cơng Trứ (CB), NXB Đại học Quốc Gia, Hà

hai bên, còn có ý chí của Nhà nước thể hiện thơng qua hành vi xử sự của các cơ quan có thẩm quyền. Khơng chỉ thế, quan hệ pháp luật lao động được hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật lao động chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho các chủ thể tham gia vào quan hệ này. Bên cạnh đó, quan hệ pháp luật lao động được đảm bảo thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước thể hiện trong các chế tài của quy phạm pháp luật.

Quan hệ pháp luật lao động là một quan hệ đặc biệt do đó ngồi những đặc điểm chung nó cịn mang những đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, chủ thể của quan hệ pháp luật lao động gồm có người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động.

Người lao động khi tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm có cơng dân Việt Nam, người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Người lao động phải có các điều kiện nhất định để giao kết hợp đồng lao động như điều kiện về độ tuổi, điều kiện về sức khỏe, điều kiện về trí lực…

Người sử dụng lao động bao gồm doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, hộ gia đình có tuyển chọn và sử dụng sức lao động của người lao động. Người sử dụng lao động khi tham gia quan hệ pháp luật này cũng phải có những điều kiện nhất định.

Thứ hai, quan hệ pháp luật lao động là quan hệ được thiết lập dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thơng qua hình thức chủ yếu là giao kết hợp đồng lao động.

Quan hệ pháp luật lao động thể hiện sự linh hoạt, chủ động trong việc lựa chọn số lượng, chất lượng lao động phù hợp với điều kiện lao động thực tế của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời quan hệ pháp luật này cũng tạo cơ sở cho người lao động được quyền tự do tìm kiếm một cơng việc phù hợp với chuyên mơn, tay nghề và khả năng của mình.

Thứ ba, khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, người lao động là người phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động phát sinh.

Điều 18 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.” Quan hệ pháp luật lao động là loại quan hệ sử dụng sức lao động của người lao động trong đó sức lao động

là một loại hàng hóa đặc biệt. Loại hàng hóa này gắn trực tiếp với người lao động mà không thể chuyển giao cho người khác, không tước đoạt được. Mỗi người lao động có một sức lao động riêng phản ánh thơng qua yếu tố nhân thân, thơng qua trình độ, tay nghề của người lao động. Chính vì vậy, quyền và nghĩa vụ của người lao động này cũng không thể chuyển giao cho người lao động khác.

Thứ tư, quan hệ pháp luật lao động là quan hệ mang yếu tố quản lý. Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, người lao động lệ thuộc vào

sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có quyền tổ chức, kiểm tra giám sát quá trình lao động của người lao động thông qua việc ban hành các quyết định, ra các mệnh lệnh đối với người lao động. Tuy nhiên, đối với những quyết định, mệnh lệnh mang tính trái pháp luật thì người lao động có quyền từ chối khơng chấp hành những quyết định, mệnh lệnh đó.

Thứ năm, quan hệ pháp luật lao động là quan hệ chứa đựng yếu tố đại diện. Trong quan hệ lao động, người lao động là người phụ thuộc vào

người sử dụng lao động do đó người lao động ở vào vị trí thế yếu. Chính vì vậy, pháp luật lao động quy định cho tổ chức cơng đồn các quyền năng pháp lý nhất định. Cơng đồn tham gia vào quan hệ pháp luật lao động để bảo vệ người lao động. Tùy từng lĩnh vực, nhóm quan hệ khác nhau mà cơng đồn tham gia với mức độ khác nhau. Cơng đồn có thể tham gia từ khi xác lập quan hệ pháp luật lao động, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật lao động với những quyền năng khác nhau. Cơng đồn được tham gia hỏi ý kiến hoặc cơng đồn ngang quyền với người sử dụng lao động hoặc cơng đồn có quyền quyết định một vấn đề nào đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)