QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 46 - 48)

8.1. Khái niệm

Quan hệ pháp luật về quản lý lao động là quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động trong lĩnh vực chấp hành các quy định của nhà nước về lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.

- Chủ thể quan hệ pháp luật về quản lý lao động: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động.

- Nội dung của quan hệ pháp luật về quản lý lao động chủ yếu là quyền, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và nghĩa vụ chấp hành của các đơn vị sử dụng lao động.

- Mục đích của quan hệ pháp luật về quản lý lao động: nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật lao động, tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển ổn định, hài hòa.

- Thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật về quản lý lao động: Khi cá nhân, đơn vị sử dụng lao động bắt đầu tuyển dụng lao động và chấm dứt khi cá nhân, đơn vị sử dụng lao động không tồn tại hoặc ngừng hoạt động.

8.2. Nội dung quan hệ pháp luật về quản lý lao động

8.2.1. Khi tham gia quan hệ pháp luật về quản lý lao động, các cơ quan Nhà nước có các quyền cơ bản sau Nhà nước có các quyền cơ bản sau

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động;

- Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động tòan xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;

- Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật;

- Hợp tác quốc tế về lao động.

8.2.2. Khi tham gia quan hệ pháp luật về quản lý lao động, đơn vị sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau: dụng lao động có các nghĩa vụ sau:

- Báo cáo việc thay đổi lao động

- Lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. - Chấp hành các quyết định của thanh tra viên lao động, các quyết định xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 46 - 48)