QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 41 - 43)

Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội được phân làm hai nhóm chính: - Quan hệ pháp luật về tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội.

- Quan hệ pháp luật về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội.

5.1. Quan hệ pháp luật về tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội

Quan hệ pháp luật về tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội là quan hệ giữa các bên tham gia bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc đóng góp và quản lý quỹ bảo hiểm được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau:

- Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ lương trong đó: + Người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; + 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

- Người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm.

- Tiền sinh lời của quỹ. - Các nguồn khác.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý thống nhất quỹ bảo hiểm xã hội.

Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ và cơng khai theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch tốn độc lập và được Nhà nước bảo hộ.

Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.

5.2. Quan hệ pháp luật về thực hiện bảo hiểm xã hội

Quan hệ pháp luật về thực hiện bảo hiểm xã hội là quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

Người được bảo hiểm là người lao động đang hoặc đã tham gia vào quan hệ lao động. Trong một số trường hợp người được bảo hiểm cịn là thành viên của gia đình người lao động.

Người lao động muốn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội phải có đủ các điều kiện luật định như thời gian đóng bảo hiểm, tuổi đời, mức độ suy giảm khả năng lao động. Khi người lao động có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì được hưởng các chế độ sau:

- Chế độ ốm đau. - Chế độ thai sản.

- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Chế độ hưu trí.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 41 - 43)