Những căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 35)

QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

1.5. Những căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động

luật lao động

Quan hệ pháp luật lao động phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có các quy phạm pháp luật lao động, khi có các chủ thể và có sự kiện pháp lý kèm theo.

Sự kiện pháp lý là các sự kiện thực tế, cụ thể được pháp luật ghi nhận, khi xảy ra sẽ tạo thành những hậu quả pháp lý tác động đến quan hệ lao động. Sự kiện pháp lý trong luật lao động thường rất đa dạng và phức tạp. Do vậy, việc xác định sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trọng.

Sự kiện pháp lý là các sự kiện thực tế, cụ thể được pháp luật ghi nhận, khi xảy ra sẽ tạo thành những hậu quả pháp lý tác động đến quan hệ lao động. Sự kiện pháp lý trong luật lao động thường rất đa dạng và phức tạp. Do vậy, việc xác định sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trọng. giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phát sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể.

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động thể hiện ý chí đích thực của hai chủ thể tham gia vào quan hệ lao động và trong một số trường hợp có sự tham gia của bên thứ ba. Pháp luật lao động chỉ thừa nhận sự tự do thể hiện ý chí và lý trí của các chủ thể tham gia quan hệ do đó việc thiết lập quan hệ trên cơ sở bị lừa dối, bị cưỡng ép, bị cản trở hoặc thiết lập quan hệ trên cơ sở một hoặc hai bên bị hạn chế hay mất năng lực hành vi lao động. Thông qua sự kiện giao kết hợp đồng lao động quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập. Có thể khẳng định, hình thức pháp lý này là hình thức cơ bản trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

1.5.2. Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động

Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động là sự kiện làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động có thể thơng qua ý chí của một bên, hoặc hai bên hoặc do ý chí của bên thứ ba.

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận để thay đổi quyền và nghĩa vụ mà các bên đã xác lập. Pháp luật quy định: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)