3. CÁC QUYỀN CỦA CƠNG ĐỒN CƠ SỞ
3.1.1. Quyền tham gia quản lý Nhà nước về lao động, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt
động sản xuất kinh doanh; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Quyền tham gia quản lý Nhà nước về lao động, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là một loại quyền rất quan trọng của tổ chức cơng đồn cơ sở. Bởi lẽ thẩm quyền này mang tính bao quát, chi phối các hoạt động của cơng đồn trên phạm vi rộng. Theo đó, cơng đồn đại diện và tổ chức người lao động tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Không chỉ vậy, công đồn cịn tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, việc làm, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương (hệ thống thang lương, bảng lương, tiền lương khi làm thêm giờ, làm đêm, ngừng việc, nghỉ hàng năm và các trường hợp nghỉ việc khác), bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Bên cạnh đó, cơng đồn phối hợp với
cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an tòan, vệ sinh lao động. Cơng đồn tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật; Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Ngoài ra, cơng đồn cịn thực hiện việc tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cơng đồn tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, cơng đồn, cán bộ, cơng chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát Cơng đồn có quyền: i)Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan; ii) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; iii) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, cơng đồn có quyền u cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an tòan lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.