QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ HỌC NGHỀ 1 Khái niệm quan hệ pháp luật về học nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 39 - 40)

3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật về học nghề

Quan hệ pháp luật về học nghề là quan hệ giữa người học nghề và cơ sở dạy nghề trong quá trình dạy và học nghề được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh, trong đó các chủ thể tham gia mang những quyền và nghĩa vụ nhất định.

Quan hệ pháp luật về học nghề mang những đặc điểm sau:

- Chủ thể tham gia quan hệ học nghề gồm có người học nghề và cơ sở dạy nghề.

- Các bên tham gia quan hệ pháp luật về học nghề thiết lập quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo nghề.

- Trong q trình sử dụng lao động, người sử dụng có trách nhiệm đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, đào tạo lại, bổ túc nghề cho người lao động.

3.2. Quy định của pháp luật đối với người học nghề

Khi tham gia quan hệ pháp luật về học nghề, người học nghề phải có các điều kiện theo luật định.

Người học nghề phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, người học nghề phải đủ độ tuổi và sức khoẻ theo quy định của pháp luật: “Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”. (Điều 61 Bộ luật lao động 2012).

Pháp luật lao động cũng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người học nghề theo Bộ luật lao động, Luật dạy nghề và các văn bản pháp luật liên quan.

3.3. Quy định của pháp luật đối với cơ sở dạy nghề

Cơ sở dạy nghề có nhiệm vụ truyền đạt, cung cấp, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, trình độ cần thiết về một nghề cụ thể dưới những hình

thức khác nhau nhằm tạo ra một đội ngũ lao động, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đáp ứng với yêu cầu của thị trường sức lao động. Cơ sở dạy nghề có nhiệm vụ trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hịan thành khóa học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)