Quyền tham gia giải quyết tranh chấp lao động và lãnh đạo tập thể lao động đình cơng

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 59)

3. CÁC QUYỀN CỦA CƠNG ĐỒN CƠ SỞ

3.2.6.Quyền tham gia giải quyết tranh chấp lao động và lãnh đạo tập thể lao động đình cơng

thể lao động đình cơng

Giải quyết tranh chấp lao động là một thủ tục quan trọng trong đó sự tham gia của cơng đồn vào việc giải quyết các tranh chấp là một quyền bắt buộc được ghi nhận tại Điều 194, Điều 195 Bộ luật lao động 2012.

Trong hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp thì cơng đồn là thành viên của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh để giải quyết các tranh chấp lao động tập thể. Khi các bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh thì tập thể lao động được tiến hành đình cơng. Trong đó, pháp luật quy định cơng đồn là tổ chức duy nhất có quyền lãnh đạo đình cơng và đây được coi là một quyền đặc biệt của cơng đồn.

Ngồi các quyền trên, pháp luật quy định cơng đồn cịn đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động; kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm; đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tịa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền; đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

Tóm lại, pháp luật quy định các quyền của Cơng đồn trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của quan hệ lao động nhưng mức độ thực hiện các quyền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố thuộc về năng lực hoạt động thực tiễn của tổ chức cơng đồn. Để cơng đoàn thực hiện các quyền này có hiệu quả trên thực tế cần phải nâng cao trình độ pháp luật lao động cho các cán bộ cơng đồn đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, mật thiết giữa cơng đồn cấp trên và cơng đoàn cấp dưới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 59)