QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CÔNG ĐOÀN VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 40 - 41)

vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì khơng phải đăng ký hoạt động dạy nghề và khơng được thu học phí.” (Điều 61 khoản 1 Bộ luật lao động 2012). Nhà nước ln khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Pháp luật cũng quy định các trường hợp ưu tiên phát triển dạy nghề và có chính sách ưu đãi thích hợp đối với cơ sở dạy nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, người học nghề thuộc đối tượng hưởng chính sách xã hội, học các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại…

4. QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CƠNG ĐỒN VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG DỤNG LAO ĐỘNG

4.1. Khái niệm

Quan hệ pháp luật giữa Cơng đồn với người sử dụng lao động là quan hệ giữa người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động với tổ chức Cơng đồn về các vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh trong đó các bên tham gia mang những quyền và nghĩa vụ nhất định.

- Về chủ thể: Người sử dụng lao động và cơng đồn.

- Về nội dung: Quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ pháp luật lao động giữa người sử dụng lao động và tổ chức cơng đồn.

- Về tính chất quan hệ: Đây là quan hệ pháp luật lao động tập thể. - Về cơ sở phát sinh quan hệ: Quan hệ này phát sinh khi tổ chức cơng đồn được thành lập hoặc Cơng đoàn lâm thời được thừa nhận.

4.2. Nội dung quan hệ pháp luật giữa người sử dụng lao động với tổ chức cơng đồn chức cơng đồn

Nội dung quan hệ pháp luật giữa người sử dụng lao động với tổ chức Cơng đồn là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Tổ chức cơng đồn có những quyền và trách nhiệm cơ bản sau đây:

- Giám sát người sử dụng lao động và người lao động thực hiện hợp đồng lao động và pháp luật lao động.

- Thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Khơng được phân biệt đối xử vì lý do người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động cơng đồn.

- Không được dùng các biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của cơng đồn.

- Tơn trọng các quyền của cơng đồn.

- Tạo điều kiện để cơng đồn thực hiện chức năng của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 40 - 41)