THẨM QUYỀN CỦA CƠNG ĐỒN 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 51 - 52)

2.1. Khái niệm

Thẩm quyền của Cơng đồn là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của Cơng đồn được pháp luật ghi nhận, có thể được thực hiện hoặc phải được thực hiện một cách độc lập với tư cách là một chủ thể trong một giới hạn nhất định.

Như vậy, khi đề cập đến thẩm quyền của Cơng đồn bao giờ cũng đề cập đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức Cơng đồn.

Thẩm quyền của Cơng đồn mang các đặc điểm sau:

- Thứ nhất: thẩm quyền của Cơng đồn khơng phải do Cơng đồn sáng tạo ra mà do ý chí của Nhà nước.

- Thứ hai, mặc dù chịu sự điều chỉnh của pháp luật song giới hạn của thẩm quyền khơng chỉ ở pháp luật mà cịn ở ngay các hành vi của tổ chức Cơng đồn, nó cịn bị chi phối bởi luật pháp quốc tế.

- Thứ ba, về mặt hình thức, thẩm quyền của Cơng đồn trong mối quan hệ với người sử dụng lao động là các quyền của Cơng đồn trong phạm vi pháp luật ghi nhận. Các nghĩa vụ của Cơng đồn đã được bao quát về mặt pháp lý trong việc thực hiện các quyền.

2.2. Phân loại quyền của Cơng đồn

2.2.1. Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quyền của Cơng đồn thể hiện trên hai lĩnh vực trên hai lĩnh vực

- Tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động.

- Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

2.2.2. Căn cứ tính chất của quyền, quyền của cơng đồn có ba loại chính

- Loại quyền tham gia: Cơng đồn chỉ được tham gia góp ý kiến hoặc được hỏi ý kiến, còn quyền quyết định thuộc về cơ quan Nhà nước, người sử dụng lao động.

- Loại quyền chung: Cơng đồn có quyền ngang nhau với cơ quan Nhà nước, người sử dụng lao động khi quyết định một vấn đề nào đó.

- Loại quyền độc lập: Cơng đồn có quyền quyết định cịn nghĩa vụ thuộc về Nhà nước và người sử dụng lao động.

2.2.3. Căn cứ vào cấp cơng đồn có

- Quyền của Cơng đồn trung ương: Tổng liên đồn Lao động Việt Nam. - Quyền của cơng đồn cấp trên cơ sở: Cơng đồn tỉnh, ngành, quận, huyện.

- Quyền của Cơng đồn cơ sở: Cơng đồn của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 51 - 52)