Người lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 30 - 32)

QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

1.2.1. Người lao động

Pháp luật quy định: “Lao động là quyền, nghĩa vụ của công dân” (Điều 55 Hiến pháp 1992), song không phải mọi công dân đều trở thành

chủ thể của luật lao động. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động công dân phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định đó là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.

Năng lực pháp luật lao động là khả năng pháp luật quy định cho công dân được hưởng quyền và có thể thực hiện những nghĩa vụ của người lao động khi tham gia quan hệ pháp luật lao động.

Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của công dân trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật lao động để thực hiện các quyền và gánh vác những nghĩa vụ nhất định.

Để có năng lực hành vi lao động người lao động phải có tình trạng sức khỏe bình thường, có thể thực hiện được một cơng việc nhất định, có khả năng lao động và có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi lao động của mình. Để tham gia vào quan hệ lao động, người lao động phải đạt độ tuổi nhất định. Luật lao động quy định người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Khi cơng dân đạt 15 tuổi, họ có thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lao động, có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi lao động của mình. Ngồi ra, pháp luật lao động quy định tuổi 15 là căn cứ vào yếu tố kinh tế - xã hội (lực lượng lao động trong xã hội, quan hệ cung cầu, cơ cấu và nhu cầu làm việc của công dân) và đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Công ước 138 khoản 2 Điều 3 quy định “Tuổi tối thiểu được quy định theo đúng đoạn 1 điều này sẽ không được dưới độ tuổi học xong chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng khơng được dưới 15 tuổi”.

Ngồi ra, trong quan hệ pháp luật lao động cịn có chủ thể có năng lực hành vi lao động khơng đầy đủ.8 Những người dưới 15 tuổi cũng có thể tham gia quan hệ pháp luật lao động để làm những công việc ngành nghề nhất định do yêu cầu đặc trưng của cơng việc như các ngành văn hố, nghệ thuật, thể thao nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

8 Giáo trình Luật lao động, PTS. Phạm Cơng Trứ (CB), NXB Đại học Quốc Gia, Hà

Trong một số trường hợp pháp luật quy định sự hạn chế năng lực pháp luật do lỗi của người lao động như người lao động có hành vi vi phạm pháp luật bị cấm làm một số ngành nghề nhất định hay bị cấm đảm nhận một chức vụ hoặc làm một cơng việc nào đó.

Trong một số trường hợp pháp luật quy định sự hạn chế năng lực chủ thể vì lợi ích của chủ thể như đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động tàn tật, lao động cao tuổi...

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)