Giải pháp 3: Nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường thế giới nhằm đa dạng hóa sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang (Trang 78 - 96)

sản phẩm cá ngừ sọc dưa

3.3.1. Lý do đưa ra giải pháp

HIện nay, sản phẩm cá ngừ sọc dưa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài phần lớn là xuất khẩu nguyên liệu, một số ít doanh nghiệp chỉ xuất khẩu sản phẩm chế biến như cá ngừ luộc đóng hộp và cá ngừ cấp đông, nhưng sản phẩm ít hấp dẫn về mẫu mã, không phù hợp với thị trường dẫn đến sản phẩm ít có tính cạnh tranh(do các doanh nghiệp ít quan tâm nguyên cứu về khẩu vị, phong tục tập quán sử dụng cá ngừ của các thị trường có sản phẩm đã xuất khẩu).

Các doanh nghiệp nhìn chung còn mang tính đơn lẻ, thiếu nguồn lực nên không thể tự tìm hiểu nghiên cứu nắm bắt thông tin các thị trường xuất khẩu. Các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu chưa nắm rõ được thông tin về cung cầu của sản phẩm, sản phẩm xuất đi không đến được khách hàng cuối cùng mà phải thông qua trung gian, nên các doanh nghiệp xuất khẩu không được định giá cho sản phẩm và bị ép giá bởi các nhà nhập khẩu. Và vấn đề các doanh nghiệp thường gặp là các qui định, điều luật các rào cản thương mại về sản phẩm nhập khẩu tại các thị trường.

Khi sản phẩm xuất khẩu đạt được giá trị cao se dẫn đến tổng giá trị của toàn chuỗi được tăng lên làm cho lợi ích của các tác nhân đều nâng cao.

3.3.2. Biện pháp thực hiện

Các doanh nghiệp chế biến, sản xuất các sản phẩm cá ngừ sọc dưa cùng ngồi lại với nhau, cùng nhau hợp tác thông qua việc thành lâp ra hiệp hội với các qui định, chủ trương cụ thể rõ ràng mà các thành viên trong hiệp hội phải tuân thủ đúng.

Hiệp hội này có chức năng giúp các doanh nghiệp giải quyết các rào cản thương mại, kỹ thuật, và tranh chấp thương mại quốc tế. Làm cầu nối thương mại cho các doanh nghiệp với khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết hợp đồng, thỏa hiệp về giá cả chất lượng và các chính sách điều khoản với khách hàng. Nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường xuất khẩu, thu thập thông tin cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phân phối đầu ra cho sản phẩm.

Hiệp hội và doanh nghiệp cùng nhau nghiên cứu về thị trường xuất khẩu, thu thập thông tin về cá ngừ các sản phẩm về cá ngừ, nghiên cứu khẩu vị của người tiêu dùng, nghiên cứu về các sản phẩm cá ngừ đã có mặt tại thị trường, để cho ra đời các sản phẩm mới phù hợp với thị trường xuất khẩu, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng và mẫu mã. Từ đó, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo dựng một thương hiệu cá ngừ uy tín chất lượng với thị trường xuất khẩu.

Hiệp hội giúp các doanh nghiệp tạo mối quan hệ kinh doanh lành mạnh, hợp tác hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lựng canh tranh, cung nhau xây dụng thương hiệu cá ngừ Việt Nam.

Đồng thời, các cơ quan ban ngành chức năng sẽ theo dõi các hoạt động của hiệp hội, tạo điều kiên để hội phát triển đúng hướng, hỗ trợ về các vấn đề về thủ tục, hệ thống văn bản pháp lý, hỗ trợ hiệp hội và doanh nghiệp làm nghiên cứu thu thập thông tin tại thị trường nước ngoài

3.3.3. Lợi ích của giải pháp

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong môi trường canh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế hiện nay. Giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng cuối cùng hạn chế thông qua trung gian, từ đó doanh nghiệp có thể dể dàng đinh giá cho sản phẩm, tăng nguồn lợi cho chuỗi giá trị trong nước. Vô hình chung nâng cao giá cá thu mua của ngư dân làm tăng thu nhập cho ngư dân.

Nghiên cứu đa dạng hóa sản sẩm giúp các doanh nghiệp tăng khả nâng cạnh tranh, tao dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Giúp các doanh nghiệp han chế việc xuất khẩu cá ngừ nguyên liệu mà thay vào đó là xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ.

KẾT LUẬN

Hiện nay chúng ta không kiểm soát được số lượng tàu thuyền gia tăng tự phát với nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm; chi phí đầu vào tăng mà giá đầu ra không tăng. Yêu cầu ngư dân liên kết với nhau trong khi ngư dân sản xuất nhỏ, phân tán, nếu không nói là mạnh ai nấy làm, gặp mâu thuẫn giữa đòi hỏi về VSATTP với cách bảo quản quá thủ công, công nghệ khai thác cá ngừ của ta hiện đang ở trình độ thấp dẫn đến chất lượng cá của Việt Nam kém hơn so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, với phương thức bảo quản đơn thuần bằng nước đá xay trên tàu đã làm hạn chế thời gian đánh bắt thực tế trên biển, cá ngừ không được ướp dưới nhiệt độ thích hợp.

Hiện nay chưa có bến cá chuyên dùng cho việc bốc dỡ, các điều kiện phục vụ cho bốc dỡ xuất khẩu đều chưa đạt. Mặt khác chủ nậu vựa luôn mua xô cả chuyến không phân biệt các loại cá trừ cá mắm là loại cá bể bụng mất đầu không tiêu thụ được vì thế làm cho ngư dân không chú trọng nhiều lắm đến chất lượng.

Các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập (việc gia nhập các tổ chức nghề cá như WCPFC, việc thực hiện Quy chế IUU chỉ mới được bắt đầu …) dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu thủy sản khai thác của Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung

Vẫn tồn tại trình trạng nậu vựa ép giá, việc phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân chưa hợp lý, ngư dân vẫn là tác nhân chịu nhiều thiêt thòi nhất.

Có một số nậu vựa mở rộng quy mô thu mua và có ý thức hơn về chất lượng cá nên đã đóng tàu lớn thu mua ngay trên biển.

KIẾN NGHỊ Đối với ngư dân

- Đã đến lúc ngư dân cần ý thức được vấn đề làm việc theo tổ, nhóm, đánh bắt 1 cách tự phát, nhỏ lẻ để có được sự hợp tác thuận lợi nhất. Cần chú ý đến nhưng yêu cầu của nhà nhập khẩu đưa ra như việc nghi nhật ký tàu thuyền hoặc chất lượng sản phẩm. Hạn chế đánh bắt những loại cá chưa đến tuổi trưởng thành nhằm bảo vệ sản lượng cá lâu dài.

- Tập trung cải tiến máy móc thiết bị hạn chế việc hao tốn nhiên liệu không đáng có, thay đổi cách bảo quản cá trong các chuyến biển đê thu được sản lượng cá có chất lượng tốt hơn.

- Học hỏi những mô hình đánh bắt mới của các nước tiên tiến

Đối với nhà nước

Xây dựng các giải pháp nhằm hỗ trợ ngư dân trong việc bảo quản sản phẩm, tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong khai thác hải sản tại vùng biển xa bờ.

Xây dựng chương trình điều tra sản lượng trong khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ. Hỗ trợ cung cấp thông tin về ngư trường xa bờ, đặc biệt chú trọng các thông tin về nguồn lợi ở vùng khơi miền Trung và ngư trường Trường Sa, Hòang Sa.

Tổ chức sản xuất khai thác hải sản theo hướng hợp tác, phối hợp nhau để nâng cao hiệu quả đánh bắt và hỗ trợ nhau phòng chống rủi ro, tai nạn, đảm bảo an tòan cho họat động nghề cá trên biển. Nhân rộng mô hình Tổ đòan kết sản xuất cho các nghề khai thác xa bờ. Đồng thời tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngòai bắt giữ.

Xây dựng các chương trình đào tạo và nâng cao trình độ thuyền viên trên các tàu đánh cá xa bờ.

Cần xây dựng 1 tổ chức pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các tác nhân đặc biệt là ngư dân.

Đối với công ty chế biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng cá ngừ, đảm bảo lợi ích bà con, doanh nghiệp. Hỗ trợ những điều kiện kỹ thuật cần thiết cho ngư dân. Điều này không chỉ đảm bảo lợi ích kinh tế mà còn góp phần hướng tới sự phát triển bền vững trong tương laicho nghề cá ngừ ở nước ta. Mua bán đều phải có ký kết hợp đồng.

Hạn chế của đề tài

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất có thể nhưng em không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế như sau:

Do điều kiện về thời gian và tài chính hạn hẹp nên tác giả chọn mẫu ở 1 số phường tiêu biểu có nhiều hộ ngư dân làm nghề lưới rê như Vĩnh Phước, Hương Xuân.

Do không đủ điều kiện nên không thể tiếp cận được với các công ty nhập khẩu, những người tiêu dùng cuối cùng ở nước ngoài cho nên việc phân tích chuỗi vẫn chưa được hoàn thiện trọn vẹn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Trâm Anh, 2009, Hợp tác trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản – công cụ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa trong bối cảnh toàn cầu hóa, mục: Vấn đề trao đổi, Tạp chí khoa học – công nghệ thủy sản, NXB trường ĐH Nha Trang, số 1, trang 84.

2. Nguyễn Thị Kim Anh - Nguyễn Thị Trâm Anh – Phạm Thị Thanh Thủy, 2009, “Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản - trường hợp nghiên cứu mặt hàng cá ngừ Sọc Dưa tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa”.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008, Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản.

4. Thái Văn Đại, Lưu Tiến Thuận, Lưu Thanh Đức Hải, Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing: trường hợp cá tra, cá basa tại Đồng bằng sông Cửu Long, tuyển tập đề tài, Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing, chi nhánh Nhà xuất bản giáo dục tại Cần Thơ.

5. Lưu Thanh Đức Hải, 2008, Cấu trúc thị trường và chuỗi giá trị ngành hàng cá Tra, Ba sa tại đồng bằng sông Cửu Long , nghiên cứu kinh tế số 356.

6. Nguyễn Thanh Toàn, 2006, Nghiên cứu thị trường các sản phẩm thủy sản ở tỉnh Cà Màu.

7. Liên minh châu Âu, 2008, Thiết lập một hệ thống trong Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu.

8. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch giả: Nguyễn Phúc Hoàng. Nhà xuất bản trẻ.

9. Lợi thế cạnh tranh quốc gia – Michael E. Porter, 1990, Nhà xuất bản trẻ

10. Michael Van Den Berg, 2007, Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo: sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị. Ngân hàng phát triển Châu Á. Bản dịch tiếng Việt

11. Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, Lưu Thanh Đức Hải, Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng ĐBSCL, tuyển tập đề

tài, Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing, chi nhánh Nhà xuất bản giáo dục tại Cần Thơ.

12. Phạm Thị Thu, 2011, nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa, Khóa luận tốt nghiệp 2011.

13. Lê Vịnh, 2000, Nghiên cứu áp dụng công nghệ bảo quản cá ngừ trên tàu đánh cá xa bờở khu vực miền Trung, Trung tâm nghiên cứu thủy sản III-Bộ Thủy sản.

14. Trang nông nghiệp Việt Nam, 2012, Xuất khẩu cá ngừ bứt phá.

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/93369/Xuat-khau-ca-ngu-but-pha- .aspx Truy cập ngày 25/03/2012.

15. http://www.trieufile.vn/content/lu%E1%BA%ADn-v%C4%83n- th%E1%BA%A1c-%E1%BB%B9-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-

chu%E1%BB%97i-gi%C3%A1-tr%E1%BB%8B-ng%C3%A0nh-h%C3%A0ng- c%C3%A1-tra-t%E1%BA%A1i-t%E1%BB%89nh-%C4%91%E1%BB%93ng- th%C3%A1p, truy cập ngày 3/04/2012.

16. http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/soct/Pages/Phat-trien-cum-cong- nghiep-tren- the-gioi.aspx, ngày truy cập 17/04/2012.

17. Website thương mại giao nhận vận tải, http://www.giaonhanvantai.vn/chuoi- cung-ung-supply-chain/1045-chuoi-gia-tri-trong-nganh-van-chuyen-ontainer.html truy cập ngày 3/04/2012.

18. Website tư vấn quản lý, http://tuvanquanly.com/index.php/phan-tich-nganh/, truy cập ngày 03/04/2012.

19. http://www.vizum.vn/threads/497-ly-luan-hien-dai-ve-logistics-va-chuoi-cung- ung truy cập ngày 05/04/2012.

20. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/mot-so-yeu-to-tao-thanh-nang-luc-dong-doanh- nghiep-va-giai-phap-nuoi-duong-nguyen-dinh-tho.976840.html, truy cập ngày 27/04/2012.

21.http://www.vccinews.vn/?page=DetailProvinces&folder=0&Id=32&NewsID=15 1 truy cập ngày 2/5/2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuy-san-Can-huong-di-ben-vung-2124354/ truy cập ngày 2/5/2012.

23. http://www.1068.vn/Publish/bachkhoa/EncyclopedicDetail.aspx?i=413 truy cập ngày 2/5/2012.

24. Hội nghề cá Việt Nam, 2007, “Bách khoa thủy sản”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bach-khoa-thuy-san-phan-2.321766.html, ngày truy cập 2/5/2012.

25. Tạp chí thương mại thủy sản

http://vietfish.org/20120228095649731p48c58/xuat-khau-ca-ngu-viet-nam-tang- truong-manh-trong-nam-2011.htm truy cập ngày 5/5/2012.

26. Thương mại http://thuongmai.vn/ca-ngu-xuat-khau/105192-thi-truong-nhap- khau-ca-ngu-viet-nam-tu-11-den-1542012.html truy cập ngày 5/5/2012.

27. http://thuysanvietnam.com.vn/index.php/news/details/index/1817.let Tạp chí thủy sản Việt Nam truy cập ngày 5/5/2012.

28. http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/69291/Thuy-san- nam-2012-Nhu-cau-tang-nguon-cung-thieu.html kinh tế Sài gòn. truy cập 5/5/2012. 29. Prof_Souviron, 2007, “Quản trị chuỗi cung cấp (Bài I)”, http://www.saga.vn/Sanxuatvanhanh/Quantrikho/Quantrichuoicungcap/1058.sag a, ngày truy cập 03.04.2011.

30. Ganeshan, R. và Harrison, 2002, "Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng", http://silmaril.smeal.psu.edu/misc/supply_chain_intro.html, ngày truy cập 12.04.2011

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯ DÂN KHAI THÁC

NGHỀLƯỚI RÊ (LƯỚI CẢN)

Số phiếu:…..…… Xin chào Chú/Anh! Tôi là sinh viên khoa Kinh tế - trường Đại Học Nha Trang, hiệnđang thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu sự phân phối

thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ Sọc Dưa thành phố Nha Trang”. Để hoàn thành tốt đề tài này, rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Chú/Anh thông qua trả lời bảng câu hỏiđiều tra sau đây.

Xin chân thành cảmơn !

I. Thông tin chung:

1. Tên người phỏng vấn:………. 2. Tên chủ tàu:……….

3. Thời gian phỏng vấn:………. 4. Địađiểm: ……….

II. Thông tin mùa vụđánh bắt:

Danh mục Mùa chính Mùa phụ

Thời gian (từtháng…đến tháng…) Số ngày bình quân cho 1 chuyến biển: Số tháng đánh bắt

Số chuyếnđánh bắt

III. Chi phí biến đổi trung bình 1 chuyến biển trong năm 2011: (đồng)

1. Các loại chi phí: Danh mục Số tiền (VND) Lương thực Nhiên liệu Bảo quản Sửa chữa nhỏ Phụ tùng Chi phí khác Tổng cộng

2. Phương pháp chia lương cho các thuyền viên (ngư dân):………

Danh mục Năm mua Số tiền Số lượng Tuổi thọ (năm)

Tàu

Ngư cụ (số tấm lưới) Các thiết bị:

V. Chi phí sửa chữa lớn hàng năm:………..triệuđồng

VI. Bảo hiểm, phí và lệ phí, thuế khác:……….triệuđồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VII. Bình quân 1 chuyến khấu hao tàu (bao gồm cả máy chính và thiết bị trên tàu) là bao nhiêu?...

VIII. Doanh thu năm 2011:

1. Sản lượng trung bình của 1 chuyến biển: + Cá ngừ sọc dưa:………..tấn

+ Loại khác:………tấn

2. Giá bán trung bình hằngnăm:

+ Cá ngừ sọc dưa:……….VND/kg

+Loại khác:………VND/kg

3. Doanh thu trung bình 1 chuyến biển:………VND

VIII. Tiêu thụ cá ngừ sọc dưa của 1 chuyến biển: Người mua % sản lượng Bán ở đâu Giá bán trung bình Hình thức bán Phương thức thanh toán

IX. Nguồn vốn vay:

1. Vốn vay:………triệu đồng. 2. Lãi vay/tháng:………..%

3. Số tháng vay trong năm:………tháng

Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NẬU VỰA THU MUA CÁ NGỪ SỌCDƯA

Số phiếu:……… Xin chào Cô/Chú! Tôi là sinh viên khoa Kinh tế - trường Đại Học Nha Trang, hiệnđang thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu sự phân phối

thu nhp giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ Sọc Dưa thành phố Nha Trang”. Để hoàn thành tốt đề tài này, rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Cô/Chú thông qua trả lời bảng câu hỏiđiều tra sau đây.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang (Trang 78 - 96)