0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoạt động thương lượng, giao dịch mua bán giữa các tác nhân trong

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÂN PHỐI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 57 -59 )

chuỗi.

Ngư dân

Hợp đồng mua bán chủ yếu là bằng miệng. Giá cả cá ngừ sọc dưa được quyết định thông qua sự thỏa thuận giữa chủ tàu và người mua, kể cả đối với những chủ tàu có quan hệ tài chính với các chủ Nậu vựa (vay tiền, được đầu tư trang thiết bị, ứng chi phí sản xuất cho chuyến biển…). Có các dạng thỏa thuận giá cảnhư sau:

Mua đứt bán đoạn: Chủ tàu bán toàn bộ cá khai thác cho người mua (có phân loại hoặc không phân loại) theo giá được thỏa thuận tại thời điểm giao hàng. Tiền bán được trả ngay đối với những đối tượng mua hàng nhỏ, lẻ và không phải là khách hàng thường xuyên. Tiền bán cá có thể được trả chậm sau vài ngày đối với những người mua hàng là các chủ Nậu vựa thường xuyên mua cá của chủ tàu.

Ngư dân bán xô tất cả sản phẩm khai thác được trên tàu cho các chủ nậu vựa. Việc mua bán giữa ngư dân với chủ nậu vựa chủ yếu dựa vào mối quan hệ lâu nay và chỉ qua hình thức thỏa thuận miệng chứ không hề có một hợp đồng mua bán nào.

Phương thức giao dịch không qua hợp đồng là thói quen lâu nay của người dân, nó giúp các bên tránh được rủi ro về giá cả khi có sự biến động của thị trường và phù hợp với việc sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên và thời tiết của nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, việc không có hợp đồng trong mua bán cũng gây nhiều bất lợi cho các bên như nhà chế biến không kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên liệu, ngư dân thì không có cơ hội tiếp cận với các công ty chế biến, không nắm bắtđược thông tin giá cả thị trường.

Cách thức chia tiền cho các thuyền viên trong một chuyến đánh bắt được tính như sau: Tổng lợi nhuận của một chuyến biển được chia làm 10 phần, trong đó chủ tàu được hưởng 6,5 phần, còn các thuyền viên trên tàu được hưởng 3,5

phần. Ngoài ra lợi nhuận còn được chia theo việc đóng góp lưới đánh bắt, lưới được hưởng 3 phần trong 6,5 phần của chủ tàu thông thường thì lưới là của chủ tàu nên chủ tàu được hưởng phầnđó.

Chủ nậu

Qua liên lạc với ngư dân, nậu vựa nắm rõ số lượng đánh bắt, loại cá đánh bắt cũngnhư ngày giờ cập cảng của ngư dân, giá cả chủ nậu đưa ra dựa trên giá của công ty chê biến thỏa thuận với chủ nậu thường thì sẽ chênh lệch khoảng 3000 hoặc 4000 tùy thuộc vào lượng cá của ngư dân. Khi tàu cá cập cảng, nậu vựa tiến hành lựa chọn, phân loại cá và vận chuyển tới công ty chế biến bằng các xe lạnh một số chủ nậu sẽ vận chuyển về cơ sở của mình những loại cá tươi nhất. Một số lượng rất nhỏ được chủ nậu vựa bán lại cho người bán sỉ cấp 1 và bán lẻ ngay tại vựa cá, và những người này thường là người quen của nậu vựa.

Hiện nay, việc trao đổi mua bán giữa nậu vựa và các tác nhân khác trong chuỗi cá ngừ sọc dưa cũng chỉ là những thỏa thuận miệng, không có hợp đồng mua bán. Và thông thường công ty chế biến sẽ thanh toán cho nậu vựa 1 tháng 1 lần, có khi đếnlên đến 2- 3 tháng mới thanh toán 1 lần.

Hoạt động giao dịch của người bán sỉ với người bán lẻ hoặc với người tiêu dùng thông thường là giống nhau họ chỉ thỏa thuận miệng rồi giao hàng lấy tiền là xong giao dịch.

Công ty chế biến

Thông thường các công ty chế biến có sẵn đội ngũ thu mua cá. Việc thu mua của công ty chế biến dựa trên kế hoạch sản xuất, tình hình nguyên liệu hoặc đơn đặt hàng từ nhà nhập khẩu.

Công ty thường thu mua với số lượng lớn, giá thu mua cá nguyên liệu năm 2012 khoảng 34000 đồng/kg. Công ty chế biến có thể trả hết ngay số tiền thu mua hoặc có thể trả chậm đối với các chủ Nậu.

Việc thỏa thuận giao dịch của công ty chế biến với nhà nhập khẩu chủ yếu là thỏa thuận qua mail, sau khi thỏa thuận xong nhà nhập khẩu sẽ gửi tiền đặt cọc và công ty gửi hàng. Hợp đồng với nhà nhập khẩu thường kí hợp đồng 1 lần và tiến

hành xuất nhiều lần.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÂN PHỐI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 57 -59 )

×