Phân tích nhân tố cấu trúc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang (Trang 43 - 96)

Qua quá trình điều tra các hộ ngư dân (chủ yếu là ngư dân của nghề lưới cản (lưới rê)) em thấy sản phẩm của hầu hết ngư dân đều bán cho chủ nậu vựa một số thuyền với công suất nhỏ đi ở những vùng biển gần bờ thì hầu như bán cho người bán sỉ hoặc bán lẻ. Nậu vựa thì chủ yếu bán lại cho công ty chế biên để xuất khẩu còn 1 phần rất nhỏ họ bán cho người bán lẻ hoặc bán sỉ.

Chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang được thể hiện ở hình 2.1

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc thị trường cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang 2.3.1. Các tác nhân trong chuỗi cá ngừ Sọc Dưa

Hình 2.2: Ngư dân tại cảng Hòn Rớ

Đặc điểm:

Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp với 40 ngư dân khai thác nghề lưới rê (lưới cản) tại cảng Hòn Rớ, cho thấy cá ngừ sọc dưa xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi miền Trung và miền Nam nước ta. Tuy nhiên lượng cá nhiều hay ít còn tùy thuộc vào 2 mùa chính phụ thường thì mùa chính là từ tháng 10 âm lịch đến tháng 2 âm lịch (đối với các tàu đánh bắt xa), các tháng còn lại là mùa phụ và trong mùa phụ này thì ngư dân sẽ chọn ra 1 tháng không đánh bắt để đi vào tu sửa tàu thuyền, trang thiết bị và ngư lưới cụ và thường là vào tháng 7 hoặc 8.

Theo các ngư dân, nghề lưới rê có hiệu quả kinh tế tương đối cao trong số các nhóm nghề khai thác. Thời gian qua, sản lượng cá ngừ sọc dưa khá cao, trên các tàu đánh bắt bằng lưới rê, sản lượng cá ngừ sọc dưa chiếm khoảng 60 - 70% trong tổng lượng cá đánh bắt được. Ngư trường hoạt động của ngư dân nghề lưới rê Khánh Hòa khá rộng, từ 109,5 đến 110,5 độ kinh đông và từ 11,5 đến 14 độ Vĩ Bắc, ngư trường Đông Nam Bộ bao gồm phía Nam Côn Đảo giới hạn từ 105,5 đến 107 độ Kinh Đông và từ 6,5 đến 7,5 độ Vĩ Bắc …Trung bình một chuyến đi biển của ngư dân kéo dài từ 15đến 25 ngày, chi phí biến đổi cho mỗi chuyếnđánh bắt trong năm 2011 của ngư dân nằm trong khoảng từ 80 – 160 triệu đồng và sản

lượng đánh bắtđược trong mỗi chuyến khoảng từ 8 – 15 tấn các loại.

Ngư dân là tác nhân đầu tiên trong chuỗi cá ngừ Sọc Dưa. Để có trong tay được một cái nghề đối với ngư dân là không phải dễ bởi vì để đầu tư cho tàu thuyền, trang thiết bị và ngư cụ để đánh bắt xa bờ ngư dân cần lượng vốn lớn trong đó ngư lưới cụ chiếm khoảng 50% số vốn. Theo số liệu thu thập được thì giá trị trung bình để sắm một chiếc tàu đánh bắc xa bờ cần số vốn trung bình là 1,2 tỷ bao gồm võ tàu, máy và trang thiết bị và khoảng 1,2 tỷ cho ngư lưới cụ. Vì vậy ngoài khoảng vốn tự có và vay thế chấp ở ngân hàng thì ngư dân chủ yếu mượn các chủ nậu.

Giữa ngư dân và chủ nậu luôn có mối quan hệ rất bền chăt bởi vì các chủ nậu vựa luôn sẵn sàng cho ngư dân vay tiền để đóng tàu hoặc là trang trải chi phí cho những chuyến biến khoảng vay này thường là từ 50 triệu đến 200 triệu tùy vào khả năng của từng ngư dân mà chủ nậu xem xét và cho vay. Khoảng vay này nậu vựa sẽ không tính lãi và cũng không quy định ngày trả vốn gốc mà thay vào đó ngư dân phải có nghĩa vụ bán sản phẩm khai thác được cho chủ nậu vựa, giá bán này thường thấp hơn so với giá thị trường.

Chủ nậu vựa

Hình 2.3: Hoạt động của chủ nậu tại cảng Hòn Rớ

Nậu vựa là một người hoặc một tổ chức thường thì các anh chị em trong nhà cùng góp vốn làm công việc mua bán cá trung gian giữa ngư dân và các bộ phận mua bán trung gian khác (công ty chế biến,người bán sỉ, người bán lẻ). Nậu vựa có thể đầu tư cho tàu hoặc có các tàu khai thác và cơ sở chế biến, ngoài việc thu mua các tàu cá trong tỉnh thì nậu vựa cũng thu mua của một số tàu ở tỉnh khác.

Các chủ Nậu thường có cơ sở thu mua ngay tại bến cảng, chủ Nậu vựa mua hàng trực tiếp từ các chủ tàu khai thác và có quan hệ rất chặt chẽ với các chủ tàu và công ty chế biến.

Hiện tại ở Nha Trang có khoảng 6 chủ nậu vựa lớn như : Mươi Hạnh, Tám Đuộng, Hoàng Long Nhị, Thanh Trang… Đòi hỏi ở đối tượng này là phải có nhiều vốn, hiểu biết rõ về chất lượng phân loại cá và có mối quan hệ chặt chẽ với ngư dân. Họ cần nhiều vốn để hỗ trợ cho các ngư dân khi ngư dân cần như cho ngư dân vay tiền, cung cấp dầu, đá, lương thực… Tiền mua nguyên liệu của các chủ nậu vựa cũng rất lớn, qua điều tra cho thấy tiền để mua nguyên liệu hàng tháng của chủ nậu từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng. Chủ nậu vựa nhỏ nhất cũng phải có vốn hàng tháng chừng 5 – 6 tỷ đồng, một số chủ nậu vựa lớn có vốn khoảng 50 tỷ. Như vậy, những người có vốn nhiều luôn chiếm ưu thế trên thương trường trong việc hỗ trợ vốn cho ngư dân, đặc biệt khi mà công ty chế biến thường không thanh toán ngay khi mua hàng mà một thời gian sau mới thanh toán thì vốn để hoạtđộng tiếp là rất cần thiết.

Gần đây có 1 số nậu vựa lớn có khu chế biến đã tự chế biến 1 số lượng cá nhất định và trực tiếp xuất khẩu như cá Ngừ cấp đông, và nhận sơ chế cá Ngừ luộc đóng hộp… bên cạnh đó 1 số chủ nậu khác thì đóng những chiếc tàu lớn phục vụ cho việc thu mua ngoài khơi nhằm mở rộng phạm vi thu mua của 1 số chủ nậu lớn.

Công ty chế biến

Đây là đối tượng có vai trò quyết định và chi phối toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. Vì hầu hết cá ngừ sọc dưa có xu hướng xuất khẩu nên lượng tiêu thụ cá tại Nha Trang của các công ty chế biến rất lớn. Giá nhận được từ công ty chế biến xuất khẩu lại hầu hết phụ thuộc hoàn toàn vào giá trên thế giới.

Trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa, các nhà chế biến là khâu thứ hai làm tăng giá trị sản phẩm thông qua sản xuất. Hiện nay các cơ sở,doanh nghiệp chế biến đều đã thực hiện cổ phần hóa hoặc là các doanh nghiệptư nhân nên họđều có sự nghiên cứu thị trường, quan hệ bạn hàng, quyếtđịnh đầu tư hợp lý, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Thông qua khâu chế biến, giá trị sản phẩm được biến đổi tuy nhiên sản phẩm vẫn ở dạng thô và giá trị không cao khi xuất khẩu.

Sản lượng cá ngừ sau khi đã chế biến được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là chủ yếu, phần còn lạiđược tiêu thụở thị trường nội địa.

Người bán sỉ

Là đối tượng mua cá trực tiếp từ chủ nậu vựa hoặc lấy trực tiếp từ tàu nếu là tàu nhà. Đa số họ là những người có độ tuổi trung bình từ 30 đến 40 tuổi trình độ văn hóa thấp và chưa được đào tạo chuyên môn thủy sản. Những người bán sỉ này thường có vị trí cụ thể tại cảng Hòn Rớ. Họ thường mua với số lượng nhiều, bình quân một ngày thu mua khoảng từ 100kg đến 500kg. Cá sau khi mua sẽ được người bán sỉ bán lại cho các đối tượng như: những người bán lẻ, cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn hoặc bán cho người tiêu dùng ở gần đó. Thường thì sản lượng ngày nào họ bán hết ngày đó hiếm khi họ để hàng tồn lại cho ngày hôm sau. Đối với bạn hàng là những người bán lẻ thì họ thường giao dịch với hình thức ăn hoa hồng mỗi kg cá người bán người bán sỉ lời 2000 đồng.

Người bán lẻ

Người bán lẻ mua cá ngừ sọc dưa với số lượng ít từ những người bán sỉ hoặc chủ nậu vựa và bán lại trực tiếp cho những người tiêu dùng cuối cùng. Bình quân một ngày người bán lẻ này thu mua khoảng từ 30kg đến 50kg cá ngừ sọc dưa. Họ chủ yếu hoạt động ở các chợ bán lẻ trong tỉnh. Giới tính của nhóm này hầu hết là nữ với độ tuổi trung bình từ 31 đến 45tuổi. Chi phí hoạt động đối với nhóm này không lớn và hầu hết họ quay vòng vốn trong ngày. Khoản chi phí lớn nhất của những người này là chi phí mua sản phẩm, nhưng đối với những người ít vốn hoặc làm ăn nhỏ lẻ và là bạn hàng của những người bán sỉ thì có thể bán hàng rồi trả tiền

sau nhưng trong ngày. Vì vậy, có thể nói khó khăn về vốn hoạt động không ảnh hưởng nhiều lắm tới hoạt động của đối tượng này. Nhưng không phải 1 tháng họ đều bán hết cá ngừ sọc dưa bởi vì cá ngừ Sọc Dưa chỉ nhiều trong khoảng 10 ngày, đó là những có trăng khi tàu về cảng. Giá cả thì phụ thuộc nhiều vào tình hình cá ở chợ hôm đó nhưng thông thường thì người bán lẻ đều bán được với giá cao hơn giá mua rất nhiều.

2.3.2 Tình hình cạnh tranh mặt hàng cá ngừ Sọc Dưa của các tác nhân trong chuỗi giá trị chuỗi giá trị

2.3.2.1. Tình hình gia nhập ngành và rút khỏi ngành Ngư dân

Với chi phí ban đầu để đầu tư vào nghề khá cao nhưng mức lợi nhuận thu lại cũng khá lớn. Măt khác theo điều tra thực tế thì hàng năm lượng tàu thuyền gia nhập ngành không nhiều. Hiện nay với sức ép tăng giá của nguyên liệu đầu vào như giá xăng dầu, thiết bị tàu thuyền, thức ăn…Trong khi giá bán cá ngừ tăng không nhiều hoạt không tăng trong thời gian các chi phí khác vẫn tăng đều. Mặt khác những người gia nhập vào ngành đa số không chỉ là dân biển mà phải có kinh nghiệm trong nghề lưới rê bởi vì mỗi nghề có 1 đặc điểm riêng về kinh nghiệm cũng như cách sử dụng ngư lưới cụ, dự báo ngư trường và thiết kế tàu cũng khác nhau. Vì vậy rào cản gia nhập ngành là cao.

Với những ngành lợi nhuận cao thì chi phí bỏ ra cũng rất cao nên khi ngư dân gặp rủi ro họ cũng thua lỗ rất nặng nếu như gặp Bảo hoặc bị các nước khác bắt giữ thì sẽ mất trắng. Việc rút lui khỏi ngành chỉ xảy ra khi ngư dân chuyển sang đi nghề khác. Như hiện nay có một số tàu thuyền khai thác cá ngừ Sọc Dưa chuyển sang khai thác cá ngừ Đại Dương với chi phí mỗi chuyến biển thấp hơn trung bình khoảng 60 triệu cho một chuyến biên từ 8 đến 10 ngày và lợi nhuận lại cao hơn, một phần cũng vì họ có phương pháp khai thác mới.

Nậu vựa

Đối với nậu vựa rào cản gia nhập ngành là rất cao, gồm các nguyên nhân chính sau:

- Tiềm lực tài chính phải rất mạnh. Bởi vì 1 ngày họ thua mua khoảng 450 tấn cá mà phải trả tiền liền cho ngư dân hoặc trả trong ngày mà khi họ bán cho công ty chế biến thì bị trả chậm cho nên chủ nậu cần phải có lượng vốn lớn mới làm được như vậy.

- Mối quan hệ giữa ngư dân với chủ nậu được hình thành từ nhiều năm trên cơ sở giúp đỡ lẫn nhau và tin cậy. Cho dù ngư dân có vay tiền hay không vay tiền chủ nậu thì khi họ đã có mối quan hệ thì khó mà ngư dân chuyển sang bán cho chủ nậu khác. Khi mà ngư dân gặp khó khăn thì chủ nậu luôn là người hỗ trợ về mặt tài chính.

- Đầu ra đối với chủ nậu rất quan trọng vì vậy mối quan hệ với công ty chế biến cũng là rào cản khá lớn. Giao dịch giữa chủ nậu và công ty chế biến cũng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Có thể nói đây là những tác nhân hoạtđộng tích cực, năngđộng và hiệu quả, có tính cạnh tranh cao nhất trong chuỗi. Tính cạnh tranh ở đây chính là vai trò khó có thể thay thế được của các chủ nậu vựa. Nhưng nếu đứng trên quan điểm tổng thể, thì tính hiệu quả và cạnh tranh của tác nhân mua bán trung gian này hoàn toàn chỉ mang tính chất ngắn hạn, không có sựổnđịnh bền vững dài hạn. Các hoạtđộng này hoàn toàn chỉ mang tính tự phát, do tư nhân đảm nhiệm, chưa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về mức độ hoạt động cũng như đảm bảo sự minh bạch về tài chính, an toàn về chất lượng của các sản phẩm trong khâu lưu thông. Điều này sẽ dẫn tới mất đi tính công bằng tương đối trong phân chia lợi nhuận giữa các khâu của chuỗi giá trị, gây khó khăn cho việc vượt qua các rào cản thương mạiđang ngày càng thắt chặt về cácđiều kiện sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Người bán sỉ

Đối với những đối tượng này, rào cản để gia nhập và rút lui là không cao vì mức vốn và chi phí bỏ ra để hoạt động của đối tượng này là không nhiều. Nhưng mức độ cạnh tranh giữa những người buôn bán này không cao. Điều này có thể được lý giải là do sức hấp dẫn của ngành yếu với mức lợi nhuận thấp. Muốn gia

nhập ngành người bán sỉ phải có mối quan hệ thân thiết với chủ tàu hoặc chủ nậu mà thường thì là người nhà của chủ tàu. Hoạt động của người bán lẻ chỉ diễn ra trong khoảng 3 tiếng trong buổi sáng từ 3h00 đến 6h00 sáng

Người bán lẻ

Rào cản để gia nhập ngành và rút lui của đối tượng này rất thấp, điều này cũng có thể dễ hiểu bởi vì chi phí bỏ ra là thấp nhất so với các tác nhân tham gia trong chuỗi và lợi nhuận đem lại thấp. Muốn gia nhập ngành người bán lẻ chỉ cần bỏ ra khoảng chi phí khoảng từ 1 đến 2 triệu và có 1 chổ bán ở các chợ.

Công ty chế biến

Hiện nay, cá ngừ là mặt hàng được ưa chuộng của nhiều nước trên thế giới, Mặt hàng c á n gừ xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đứng ở vị trí cao trong danh sách những nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ lớn trên thế giới. Nhưng vị thế cạnh tranh của các công ty chế biến mặt hàng này ở Việt Nam chưa cao trên thị trường quốc tế, dù các mặt hàng chế biến của các công ty chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại và chất lượng để gia tăng sức cạnh tranh với các công ty chế biến của các nước khác.

Do một số nguyên nhân sau:

- Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty chế biến của nước ta chưa đồngđều, giá và nguồn cung nguyên liệu cũng không ổnđịnh.

- Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của các công ty chưa chặt chẽ, các hình thức xử lý những lô hàng phát hiện có chất lượng không đạt yêu cầu chưa được chú trọng.

- Các danh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh cũng như trên cả nước chủ yếu có cơ sở hạ tầng, dây chuyền, máy móc thiết bị lạc hậu, sử dụng chung cho việc chế biến nhiều loại thủy sản và được sử dụng lại trong quá trình chuyển đổi sản phẩm của doanh nghiệp,điều kiện làm việc cho người lao động còn ở mức thấp. - Việc thu mua nguyên liệu lúc nào cũng thông qua các chủ nậu vựa, công ty khó có thể thu mua trực tiếp từ ngư dân để giảm chi phí đầu vào.

Vai trò của các hiệp hội thủy sản trong nước chưa được phát huy.

- Các sản phẩm được chế biến từ cá ngừ có giá trị thương mại không cao hiện nay các công ty chế biến vẫn xuất khẩu sản phẩm dưới dạng thô.

Cũng giống như đặc điểm của ngành thủy sản, trong ngành x uấ t k h ẩ u c á n gừ mức độ phân tán của các doanh nghiệp chế biến là khá cao. Nên rào cản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang (Trang 43 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)