Lợi ích của giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang (Trang 75 - 96)

Qua mối liên kết này, ngư dân được học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật của nhau, cung cấp thông tin kịp thời về ngư trường, rút ngắn thời gian đến ngư trường khai thác, kéo dài thời gian bám biển, thực hiện bảo quản chất lượng sản phẩm tốt hơn, giảm chi phí sản xuất, tự làm khâu hậu cần cho nhau, nắm vững thị trường, chủ động tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời còn bảo vệ, hỗ trợ ứng cứu lẫn nhau khi xảy ra sự cố trên biển. Giảm được sự lệ thuộc vào các chủ vựa, nâng cao khả năng mặc cả trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng hơn,. Nắm bắt được các máy móc công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất, nâng cao công suất tàu thuyền, chuyển đánh bắt gần bờ, nhỏ lẻ sang đánh bắt xa bờ vừa tăng sản lượng vừa tạo việc làm cho người lao động.

Nậu vựa thu mua được sản lượng nhiều hơn thông qua mô hình tàu mẹ tàu con, đồng thời hạn chế thu mua 1 lúc nhiều sản lượng tiết kiệm chi phí bảo quản.

Công ty chế biến thì có được sản lượng cá với chất lượng tốt hơn, ổn định hơn và việc truy xuất nguồn ngốc cũng dễ dàng hơn. Nếu làm tốt được sự liên kết này thì cả ngư dân, nậu vựa, công ty chế biến đều có lợi.

Những mô hình này cũng tạo ra những thuận lợi đáng kể cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tàu cá, tạo thông tin hai chiều giữa tàu và bờ, phục vụ điều hành sản xuất, phòng chống bão, tìm kiếm cứu nạn cũng như bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Liên kết chỉ thành công và bền vững khi các thành viên đều hướng tới mục đích “tăng giá trị sản phẩm và ổn định thị trường vì sự phát triển cả ngành hàng”.

Chỉ trên cơ sở đó lợi ích riêng của ngư dân, nậu vựa, công ty chê biến mới được đảm bảo. Đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận lại lối làm việc tập thể vì lợi ích chung của mọi người.

3.2 Giải pháp 2: Phát triển các mô hình dịch vụ mua bán đảm bảo tính minh bạch về giá cả và chất lượng sản phẩm

3.2.1. Lý do đưa ra giải pháp

- Hiện nay sản phẩm cá ngừ sọc dưa là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chủ yếu xuất khẩu đi các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Châu âu và Mĩ... Mặc dù là sản phẩm có giá trị nhưng các ngư dân là những người trực tiếp đánh bắt tạo ra giá trị tăng thêm là cao nhất nhưng lại có lợi nhuận biên thấp nhất. Việc mua bán giữa các công ty chế biến và ngư dân phải thông qua các chủ vựa đồng nghĩa với việc lợi nhuận bị chia 1 phần cho nậu vựa và quyền quyết định thu mua với giá cá bao nhiêu đều thuộc về nậu vựa.

- Mặc dù hiện nay sự cạnh tranh giữa các chủ nậu nhiều hơn nhưng ngư dân vẫn gặp cảnh được mùa thì mất giá, mất mùa thì giá cao nhưng không có cá để bán.

- Sơ chế và bảo quản ngay từ lúc cá mới vừa kéo lên tàu là công đoạn đầu tiên, cực kỳ quan trọng, quyết định hiệu quả kinh tế của mỗi chuyến ra khơi, nhưng ngư dân chưa chú trọng thực hiện dẫn đến cá có chất lượng kém tạo điều kiện cho nậu vựa ép giá khi phân loại.

- Ngư dân thiếu thông tin về thị trường, thông tin về sản phẩm nên họ không thể mặc cả về giá với các chủ vựa.

- Tất cả các tác nhân tham gia đều chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình mà bỏ mặt các nguy cơ của ngành.

3.2.2. Biện pháp thực hiện

- Các công ty chế biến cần liêm kết lai với nhau đưa ra các quy định rõ ràng về chất lượng sản phẩm cá ngừ sọc dưa cũng như phân loại sản phẩm, bên cạnh đó là thống nhất giá cả mua vào cho từng loại sản phẩm và phổ biến các quy đinh sản phẩm cũng như các hướng dẫn phân loại sản phẩm đến với các chủ vựa và ngư dân, từ đó các chủ vựa và ngư dân có thể định giá rõ ràng cho sản phẩm.

- các chủ vựa cần phát huy tính năng động hiệu quả trong việc tập trung, phân loại phân phối sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, thông tin giá cả rõ ràng với các ngư dân đầu tư hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất đảm bảo ổn định đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

- Ngư dân cần phải cập nhật nắm bắt thông tin về sản phẩm, thông tin về nhu cầu sản phẩm cũng như các quy định về chất lượng sản phẩm và quy định về bảo vệ nguồn lợi tài nguyên. Cập nhật các thông tin về kỹ thuật đánh bắt từ các nước tiên tiến để từ đo có thể nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật tăng hiệu hiệu quả kinh tế. hình thành các đội đánh bắt xa bờ trên cơ sở cùng nhóm nghề, cùng ngư trường và cùng địa phương để có thể cùng nhau đáng bắt chia sẻ thông tin về ngư trường cho nhau, hỗ trợ nhau về kỹ thuật nhân lực, và cứu hộ cứu nạn nhau khi gặp rui ro. Phát huy khả năng trao đổi hậu cần, vận chuyển sản phẩm ngược vào bờ và làm tăng thời gian bám biển, giảm các chi phí xăng dầu, nước đá

- Bên cạnh đó không thể thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, của các cơ quan ban ngành chức năng, các cơ quan này có chức năng giám sát các hoạt động của các Công ty, cơ sở chế biến nhằm đảm bảo tính minh bạch về chất lượng, giá cả. Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng các cầu càng, chợ đầu mối, trung tâm thương mại về thủy sản, và xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn phù hợp với với yêu cầu an toàn về sinh thực phẩm, đảm bảo việc mua bán giữa các bên diễn ra thuận lợi rõ ràng minh bạch. Hỗ trợ các công ty xuất khẩu, thu mua chế biến trong việc thông tin về giá cả thu mua từng loại sản phẩm cá ngừ trên các phương tiện truyền thông.

- Các cấp các ngành chức năng nên xây dựng lực lượng “trọng tài” và có thể trang bị phương tiện kiểm định chất lượng cá để bảo vệ quyền lợi cho ngư dân.

3.2.3. Lợi ích của giải pháp

Việc thông báo rộng rãi các thông tin về phân loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả đến các chủ cơ sở thu mua và ngư dân giúp cho việc phân loại và định giá sản phẩm được rõ ràng, sản phẩm được phân phối hợp lý theo nhu cầu tiêu dùng, ngư dân thu được lợi ích xứng đáng với giá trị sản phẩm, các công ty

nắm rõ được chất lượng sản phẩm từ đó có thể khẳng định giá trị sản phẩm và uy tin trên thương trường.

Phát triển mô hình kinh doanh mang tinh tổ chức và tập thể phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. (quan hệ sản xuất phù hợp với xu thế ngày càng xã hội hóa, chuyên môn hóa lực lượng sản xuất).

Khi tất cả ngư dân đều đánh bắt, sơ chế cá đạt chất lượng và có hợp đông kinh tế tiêu thụ thì sẽ ngăn chặn dần tình trạng các chủ nậu ép giá ép phẩm cấp.

Khi lợi ích được chia sẽ thì tình hình khai thác và mua bán sản phẩm sẽ được thuận lợi hơn tất cả các tác nhân đều được thỏa mãn lợi ích của mình. Thúc đẩy ngành thủy sản phát triển bền vững hơn.

3.3. Giải pháp 3: Nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường thế giới nhằm đa dạng hóa

sản phẩm cá ngừ sọc dưa

3.3.1. Lý do đưa ra giải pháp

HIện nay, sản phẩm cá ngừ sọc dưa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài phần lớn là xuất khẩu nguyên liệu, một số ít doanh nghiệp chỉ xuất khẩu sản phẩm chế biến như cá ngừ luộc đóng hộp và cá ngừ cấp đông, nhưng sản phẩm ít hấp dẫn về mẫu mã, không phù hợp với thị trường dẫn đến sản phẩm ít có tính cạnh tranh(do các doanh nghiệp ít quan tâm nguyên cứu về khẩu vị, phong tục tập quán sử dụng cá ngừ của các thị trường có sản phẩm đã xuất khẩu).

Các doanh nghiệp nhìn chung còn mang tính đơn lẻ, thiếu nguồn lực nên không thể tự tìm hiểu nghiên cứu nắm bắt thông tin các thị trường xuất khẩu. Các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu chưa nắm rõ được thông tin về cung cầu của sản phẩm, sản phẩm xuất đi không đến được khách hàng cuối cùng mà phải thông qua trung gian, nên các doanh nghiệp xuất khẩu không được định giá cho sản phẩm và bị ép giá bởi các nhà nhập khẩu. Và vấn đề các doanh nghiệp thường gặp là các qui định, điều luật các rào cản thương mại về sản phẩm nhập khẩu tại các thị trường.

Khi sản phẩm xuất khẩu đạt được giá trị cao se dẫn đến tổng giá trị của toàn chuỗi được tăng lên làm cho lợi ích của các tác nhân đều nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Biện pháp thực hiện

Các doanh nghiệp chế biến, sản xuất các sản phẩm cá ngừ sọc dưa cùng ngồi lại với nhau, cùng nhau hợp tác thông qua việc thành lâp ra hiệp hội với các qui định, chủ trương cụ thể rõ ràng mà các thành viên trong hiệp hội phải tuân thủ đúng.

Hiệp hội này có chức năng giúp các doanh nghiệp giải quyết các rào cản thương mại, kỹ thuật, và tranh chấp thương mại quốc tế. Làm cầu nối thương mại cho các doanh nghiệp với khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết hợp đồng, thỏa hiệp về giá cả chất lượng và các chính sách điều khoản với khách hàng. Nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường xuất khẩu, thu thập thông tin cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phân phối đầu ra cho sản phẩm.

Hiệp hội và doanh nghiệp cùng nhau nghiên cứu về thị trường xuất khẩu, thu thập thông tin về cá ngừ các sản phẩm về cá ngừ, nghiên cứu khẩu vị của người tiêu dùng, nghiên cứu về các sản phẩm cá ngừ đã có mặt tại thị trường, để cho ra đời các sản phẩm mới phù hợp với thị trường xuất khẩu, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng và mẫu mã. Từ đó, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo dựng một thương hiệu cá ngừ uy tín chất lượng với thị trường xuất khẩu.

Hiệp hội giúp các doanh nghiệp tạo mối quan hệ kinh doanh lành mạnh, hợp tác hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lựng canh tranh, cung nhau xây dụng thương hiệu cá ngừ Việt Nam.

Đồng thời, các cơ quan ban ngành chức năng sẽ theo dõi các hoạt động của hiệp hội, tạo điều kiên để hội phát triển đúng hướng, hỗ trợ về các vấn đề về thủ tục, hệ thống văn bản pháp lý, hỗ trợ hiệp hội và doanh nghiệp làm nghiên cứu thu thập thông tin tại thị trường nước ngoài

3.3.3. Lợi ích của giải pháp

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong môi trường canh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế hiện nay. Giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng cuối cùng hạn chế thông qua trung gian, từ đó doanh nghiệp có thể dể dàng đinh giá cho sản phẩm, tăng nguồn lợi cho chuỗi giá trị trong nước. Vô hình chung nâng cao giá cá thu mua của ngư dân làm tăng thu nhập cho ngư dân.

Nghiên cứu đa dạng hóa sản sẩm giúp các doanh nghiệp tăng khả nâng cạnh tranh, tao dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Giúp các doanh nghiệp han chế việc xuất khẩu cá ngừ nguyên liệu mà thay vào đó là xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ.

KẾT LUẬN

Hiện nay chúng ta không kiểm soát được số lượng tàu thuyền gia tăng tự phát với nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm; chi phí đầu vào tăng mà giá đầu ra không tăng. Yêu cầu ngư dân liên kết với nhau trong khi ngư dân sản xuất nhỏ, phân tán, nếu không nói là mạnh ai nấy làm, gặp mâu thuẫn giữa đòi hỏi về VSATTP với cách bảo quản quá thủ công, công nghệ khai thác cá ngừ của ta hiện đang ở trình độ thấp dẫn đến chất lượng cá của Việt Nam kém hơn so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, với phương thức bảo quản đơn thuần bằng nước đá xay trên tàu đã làm hạn chế thời gian đánh bắt thực tế trên biển, cá ngừ không được ướp dưới nhiệt độ thích hợp.

Hiện nay chưa có bến cá chuyên dùng cho việc bốc dỡ, các điều kiện phục vụ cho bốc dỡ xuất khẩu đều chưa đạt. Mặt khác chủ nậu vựa luôn mua xô cả chuyến không phân biệt các loại cá trừ cá mắm là loại cá bể bụng mất đầu không tiêu thụ được vì thế làm cho ngư dân không chú trọng nhiều lắm đến chất lượng.

Các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập (việc gia nhập các tổ chức nghề cá như WCPFC, việc thực hiện Quy chế IUU chỉ mới được bắt đầu …) dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu thủy sản khai thác của Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung

Vẫn tồn tại trình trạng nậu vựa ép giá, việc phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân chưa hợp lý, ngư dân vẫn là tác nhân chịu nhiều thiêt thòi nhất.

Có một số nậu vựa mở rộng quy mô thu mua và có ý thức hơn về chất lượng cá nên đã đóng tàu lớn thu mua ngay trên biển.

KIẾN NGHỊ Đối với ngư dân

- Đã đến lúc ngư dân cần ý thức được vấn đề làm việc theo tổ, nhóm, đánh bắt 1 cách tự phát, nhỏ lẻ để có được sự hợp tác thuận lợi nhất. Cần chú ý đến nhưng yêu cầu của nhà nhập khẩu đưa ra như việc nghi nhật ký tàu thuyền hoặc chất lượng sản phẩm. Hạn chế đánh bắt những loại cá chưa đến tuổi trưởng thành nhằm bảo vệ sản lượng cá lâu dài.

- Tập trung cải tiến máy móc thiết bị hạn chế việc hao tốn nhiên liệu không đáng có, thay đổi cách bảo quản cá trong các chuyến biển đê thu được sản lượng cá có chất lượng tốt hơn.

- Học hỏi những mô hình đánh bắt mới của các nước tiên tiến

Đối với nhà nước

Xây dựng các giải pháp nhằm hỗ trợ ngư dân trong việc bảo quản sản phẩm, tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong khai thác hải sản tại vùng biển xa bờ.

Xây dựng chương trình điều tra sản lượng trong khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ. Hỗ trợ cung cấp thông tin về ngư trường xa bờ, đặc biệt chú trọng các thông tin về nguồn lợi ở vùng khơi miền Trung và ngư trường Trường Sa, Hòang Sa.

Tổ chức sản xuất khai thác hải sản theo hướng hợp tác, phối hợp nhau để nâng cao hiệu quả đánh bắt và hỗ trợ nhau phòng chống rủi ro, tai nạn, đảm bảo an tòan cho họat động nghề cá trên biển. Nhân rộng mô hình Tổ đòan kết sản xuất cho các nghề khai thác xa bờ. Đồng thời tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngòai bắt giữ.

Xây dựng các chương trình đào tạo và nâng cao trình độ thuyền viên trên các tàu đánh cá xa bờ.

Cần xây dựng 1 tổ chức pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các tác nhân đặc biệt là ngư dân.

Đối với công ty chế biến

Cần có tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng cá ngừ, đảm bảo lợi ích bà con, doanh nghiệp. Hỗ trợ những điều kiện kỹ thuật cần thiết cho ngư dân. Điều này không chỉ đảm bảo lợi ích kinh tế mà còn góp phần hướng tới sự phát triển bền vững trong tương laicho nghề cá ngừ ở nước ta. Mua bán đều phải có ký kết hợp đồng.

Hạn chế của đề tài

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất có thể nhưng em không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế như sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang (Trang 75 - 96)