2.4.1. Thông tin thị trường
Cách tiếp cận thông tin thị trường
Thực tiễn hiện nay cho thấy, ngư dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, hầu hết những thông tin thị trường, giá cả ngư dân biết chủ yếu được là thông qua từ các nậu vựa, một số ít từ gia đình, bạn bè, phương tiện truyền thông. Chính vì thế nên xảy ra trường hợp ngư dân bị các nậu vựa ép giá.
Với trình độ dân trí ngày càng đươc nâng cao, người nông dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt thông tin thị trường có lợi như thế nào. Vì vậy, những ngư dân biết cập nhật mới những thông tin của thị trường và chia sẻ cùng nhau.
C hủ n ậu vựa là đối tượng cập nhật những thông tin trên các mạng thông tin, và cập nhật những động thái thay đổi trực tiếp từ tình hình hình khai thác nguyên liệu, tình hình thu mua của các doanh nghiệp chế biến… Vì họ là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng khác. Đối với các doanh nghiệp chế biến, họ luôn có một bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cập nhật thông tin thị trường liên tục về cho doanh nghiệp, công ty chế biến là người nắm rõ thông tin nhất, mọi thông tin gì mà nậu vựa có cũng đều từ công ty chế biến vì công ty chế biến là người trực tiếp giao dịch với nhà nhập khẩu. Tóm lại, có thể thấy quá trình cập nhật thông tin của các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa chưa được thống nhất và rõ ràng
Cách xử lý thông tin:
Những thông tin về những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc xuất xứ, thông tin của những vụ kiện chống bán phá giá… luôn được cập nhật hàng ngày qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng những thông tin này mới chỉ dừng lại ở việc bàn luận vai trò của những người ở cuối của chuỗi giá trị sản phẩm, đó là các doanh nghiệp chế biến và vai trò quản lý của nhà nước. Trong khi đó việc thực hiện những quy định, những tiêu chuẩn đóđòi hỏi sự thực hiện của tất cả các tác nhân trong cả chuỗi giá trị của sản phẩm. Từ đó, ngư dân và các chủ nậu vựa cập nhật những thông tin này, họ tỏ ra bàng quang với những vấn đề đó và mặc định đó là điều mình không cần quan tâm. Lý do của điều này là do những đối tượng này vẫn chưa ý thức được rằng mình có liên quan tới những thông tin này và là một trong những mắt xích cơ bản để thực hiện những vấn đề đó.
Những thông tin về thị trường mà một bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp chế biến đảm nhận cập nhật thường là những thông tin bề nổi không mang tính chất chuyên sâu, chỉ dừng lạiở giá nhập khẩu do nhà nhập khẩuđưa ra, các đối thủ cạnh tranh hiện tại là ai… Còn những thông tin về kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp ở nước nhập khẩu là những kênh nào? Họ mua sản phẩm của doanh nghiệp về để làm gì? Người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm đang ưa chuộng loại sản phẩm nào? Họ đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp chế biến ra sao? Giá cả họ chấp nhận bỏ ra để mua sản phẩm là bao nhiêu?… Đây là những thông tin mà doanh nghiệp chế biến cần quan tâm và nó là định hướng cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Thì các doanh nghiệp lại chưa quan tâm một cách đúng mức tới vấn đề này, cũng như chưa có công tác tìm hiểu, phân tích những thông tin này tại các doanh nghiệp chế biến. Nguyên nhân của điều này là do chúng ta chưa có những công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài, những hoạt động tình báo thị trường nước ngoài nên rất khó tiếp cận những thông tin trên. Cộng với tầm nhìn còn hạn chế của người lãnh đạovà khả năng tài chính còn yếu của các doanh nghiệp chế biến nên họ mới chỉ chú trọng tới những luồng thông
tin liên quan tới nhà nhập khẩu và việc xuất khẩu mà chưa quan tâm đến người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm xuất khẩu.
2.4.2. Hoạt động thương lượng, giao dịch mua bán giữa các tác nhân trong chuỗi. chuỗi.
Ngư dân
Hợp đồng mua bán chủ yếu là bằng miệng. Giá cả cá ngừ sọc dưa được quyết định thông qua sự thỏa thuận giữa chủ tàu và người mua, kể cả đối với những chủ tàu có quan hệ tài chính với các chủ Nậu vựa (vay tiền, được đầu tư trang thiết bị, ứng chi phí sản xuất cho chuyến biển…). Có các dạng thỏa thuận giá cảnhư sau:
Mua đứt bán đoạn: Chủ tàu bán toàn bộ cá khai thác cho người mua (có phân loại hoặc không phân loại) theo giá được thỏa thuận tại thời điểm giao hàng. Tiền bán được trả ngay đối với những đối tượng mua hàng nhỏ, lẻ và không phải là khách hàng thường xuyên. Tiền bán cá có thể được trả chậm sau vài ngày đối với những người mua hàng là các chủ Nậu vựa thường xuyên mua cá của chủ tàu.
Ngư dân bán xô tất cả sản phẩm khai thác được trên tàu cho các chủ nậu vựa. Việc mua bán giữa ngư dân với chủ nậu vựa chủ yếu dựa vào mối quan hệ lâu nay và chỉ qua hình thức thỏa thuận miệng chứ không hề có một hợp đồng mua bán nào.
Phương thức giao dịch không qua hợp đồng là thói quen lâu nay của người dân, nó giúp các bên tránh được rủi ro về giá cả khi có sự biến động của thị trường và phù hợp với việc sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên và thời tiết của nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, việc không có hợp đồng trong mua bán cũng gây nhiều bất lợi cho các bên như nhà chế biến không kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên liệu, ngư dân thì không có cơ hội tiếp cận với các công ty chế biến, không nắm bắtđược thông tin giá cả thị trường.
Cách thức chia tiền cho các thuyền viên trong một chuyến đánh bắt được tính như sau: Tổng lợi nhuận của một chuyến biển được chia làm 10 phần, trong đó chủ tàu được hưởng 6,5 phần, còn các thuyền viên trên tàu được hưởng 3,5
phần. Ngoài ra lợi nhuận còn được chia theo việc đóng góp lưới đánh bắt, lưới được hưởng 3 phần trong 6,5 phần của chủ tàu thông thường thì lưới là của chủ tàu nên chủ tàu được hưởng phầnđó.
Chủ nậu
Qua liên lạc với ngư dân, nậu vựa nắm rõ số lượng đánh bắt, loại cá đánh bắt cũngnhư ngày giờ cập cảng của ngư dân, giá cả chủ nậu đưa ra dựa trên giá của công ty chê biến thỏa thuận với chủ nậu thường thì sẽ chênh lệch khoảng 3000 hoặc 4000 tùy thuộc vào lượng cá của ngư dân. Khi tàu cá cập cảng, nậu vựa tiến hành lựa chọn, phân loại cá và vận chuyển tới công ty chế biến bằng các xe lạnh một số chủ nậu sẽ vận chuyển về cơ sở của mình những loại cá tươi nhất. Một số lượng rất nhỏ được chủ nậu vựa bán lại cho người bán sỉ cấp 1 và bán lẻ ngay tại vựa cá, và những người này thường là người quen của nậu vựa.
Hiện nay, việc trao đổi mua bán giữa nậu vựa và các tác nhân khác trong chuỗi cá ngừ sọc dưa cũng chỉ là những thỏa thuận miệng, không có hợp đồng mua bán. Và thông thường công ty chế biến sẽ thanh toán cho nậu vựa 1 tháng 1 lần, có khi đếnlên đến 2- 3 tháng mới thanh toán 1 lần.
Hoạt động giao dịch của người bán sỉ với người bán lẻ hoặc với người tiêu dùng thông thường là giống nhau họ chỉ thỏa thuận miệng rồi giao hàng lấy tiền là xong giao dịch.
Công ty chế biến
Thông thường các công ty chế biến có sẵn đội ngũ thu mua cá. Việc thu mua của công ty chế biến dựa trên kế hoạch sản xuất, tình hình nguyên liệu hoặc đơn đặt hàng từ nhà nhập khẩu.
Công ty thường thu mua với số lượng lớn, giá thu mua cá nguyên liệu năm 2012 khoảng 34000 đồng/kg. Công ty chế biến có thể trả hết ngay số tiền thu mua hoặc có thể trả chậm đối với các chủ Nậu.
Việc thỏa thuận giao dịch của công ty chế biến với nhà nhập khẩu chủ yếu là thỏa thuận qua mail, sau khi thỏa thuận xong nhà nhập khẩu sẽ gửi tiền đặt cọc và công ty gửi hàng. Hợp đồng với nhà nhập khẩu thường kí hợp đồng 1 lần và tiến
hành xuất nhiều lần.
2.4.3. Hoạtđộng truy xuất nguồn gốc xuất xứ của các tác nhân trong chuỗiNgư dân Ngư dân
Quy định về truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt đang là một xu hướng chung của thế giới, và tất cả các nước muốn xuất khẩu vào EU đều phải tuân theo. Đối với ngư dân, việc khai báo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm khai thác là vấn đề hết sức khó khăn. Trên thực tế, Khánh Hòa chưa hình thành được đội tàu khai thác quy mô lớn, ngư dân khai thác theo kiểu tự phát. Hầu hết ngư dân ra khơi riêng lẻ nên việc thông tin tới ngư dân về áp dụng các quy định mới rất khó khăn, có ngư dân còn không hề biết tới quy định IUU là gì, có người biết được thông qua các phương tiện truyền thông chứ chưa hề nghe một phổ biến chính thức nào từ các cơ quan quản lý. Có những ngư dân đã được phổ biến và hướng dẫn cụ thể nhưng họ vẫn chưa thể thay đổi thói quen khai thác lâu nay của mình, họ không quen với việc ghi nhật ký đánh bắt hàng ngày, bên cạnh đó một số ngư dân trình độ còn hạn chế thậm chí có ngư dân còn không biết chữ nên việc ghi nhật ký của họ cũng là một trở ngại lớn. Với ngư dân, việc ghi chép chính thức tọa độ cũng là một vấn đề phức tạp. Vì vậy, vấn đề cụ thể hóa vùng khai thác, ngày khai thác và phân biệt hết các loại thủy sản nhất là tên khoa học thì rất khó đối với ngư dân.
Nhìn chung, ngư dân hiểu còn rất mơ hồ về việc thực hiện các quy định truy xuất nguồn gốc này, giấy tờ, thủ tục thì lại phức tạp nên việc ngư dân thực hiện còn rất hiếm, số tàu vi phạm các quy định không ghi nhật ký hàng ngày để báo cáo vùng khai thác còn rất nhiều.
Nậu vựa
Việc truy xuất nguồn gốc đối với chủ nậu vựa hết sức khó khăn bởi các chủ nậu vựa không phải thu mua từ một tàu mà mua từ rất nhiều tàu khác nhau, giấy tờ thủ tục phức tạp nên rất nhiều nậu vựa không muốn thực hiện quy chế này. Chính vì vậy mà hiện nay đa số các nậu vựa vẫn chưa thực hiện việc truy xuất nguồn gốc.
Khó khăn nhất của các công ty chế biến hiện nay đó chính là vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác. Hầu hết các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa đều thu mua nguyên liệu qua các chủ nậu vựa tại các cảng cá chứ không trực tiếp thu mua của ngư dân. Trong khi đó, các chủ nậu vựa lại thu mua cá từ nhiều tàu khác nhau. Do vậy, việc truy xuất nguồn gốc đối với công ty chế biến rất phức tạp.
2.4.4. Vấnđề rủi ro Ngư dân Ngư dân
Đánh bắt thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt của ngư dân ngày càng gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm. Một khó khăn lớn nữa của ngư dân khai thác đó chính là được mùa mất giá, mất mùa giá cao. Việc khai thác đánh bắt thủy sản của ngư dân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên họ phải chịu rủi ro rất cao như không đánh bắtđược hoặc có rất ít sản phẩm thì sẽ bị lỗ vốn chi phí biển, gặp nạn do thiên tai... Bên cạnh đó, an ninh trên biển cũng là một khó khăn lớn đối với ngư dân, nếu bị tàu nước ngoài bắt giữ tàu và đưa về nước họ thì sau đó phải chuộc người còn sản phẩm và phương tiện thì coi như mất trắng. Thêm vào đó thì chi phí bảo quản sản phẩm cũng ngày càng tăng cao.
Đối với chủ tàu c h o d ù c ó v a y vố n h a y không phải vay vốn của chủ Nậu vựa, thì cũng vẫn phụ thuộc vào chủ Nậu vựa vì phải thông qua các chủ Nậu vựa để bán cá khai thác nên dễ bị các chủ Nậu vựa ép giá. Phần lớn các chủ tàu không thể đứng ra bán cá trực tiếp cho các đối tượng muốn mua hàng, một phần vì không có khả năng trong mua bán, phần khác vì không có mối hàng và một lý do khách quan là chủng loại, kích cỡ cá khai thác rất đa dạng, không thể tiến hành phân loại ngay trên tàu, trong khi mỗi đối tượng mua hàng lại chỉ mua những sản phẩm chuyên biệt.
Thiếu hụt lực lượng lao động: Lao động biển ngày càng thiếu hụt, ít kế thừa, không được đào tạo chính quy, thiếu kinh nghiệm. Thu nhập thấp dẫn đến tình trạng lao
động chuyển sang nghề khác. Chính sách khai thác xa bờ chưa đủ và chưa thấu đáo, chủ tàu khai thác chưa nhậnđược sự hỗ trợ cần thiết.
Nậu vựa
Khó khăn lớn nhất của các chủ nậu vựa là bị hạn chế về vốn, vì để huy động nguồn vốn lưu động nhiều như vậy thì không phải nậu nào cũng đảm bảođược. Bên cạnhđó, nậu vựa còn gặp rủi ro khi mua phải hàng xấu mà công ty chế biến không mua hoặc mua với giá thấp, trường hợp công ty chế biến không mua thì các nậu vựa phải thuê kho lạnh để bảo quản và bán dần hoặc trường hợp công ty chế biến mua hàng nhưng không có khả năng thanh toán vì hàng đợt đó xuất khẩu bị thua lỗ nặng. Chủ nậu vựa cũng có thể gặp rủi ro khi bỏ tiền đầu tư cho chủ tàu nhưng chủ tàu làm ăn thua lỗ, gặp tai nạn không có khảnăng hoàn trả vốn hoặc cũng có trường hợp các chủ tàu đã nhận đầu tư bỏ trốn. Tuy nhiên, những rủi ro này rất ít khi xảy ra, hầu hết các lần giao dịchđều mang lại lợi nhuận cho chủ nậu vựa.
Công ty chế biến
Các cơ sở chế biến có thểđược lợi do giá nguyên liệu đầu vào thấp trong khi hợp đồng giao sản phẩm chế biến đã được ký kết, hoặc có thể không có nguyên liệu sẽ bị thiệt hại do không bù đắp được chi phí khấu hao vô hình của các trang thiết bịđã đầutư và phạt do không thực hiệnđược hợpđồng.
- Người mua hàng chậm thanh toán tiền. - Chậm hợpđồng bị người mua hàng trừ tiền. - Bị trả lại hàng do vi phạm hợpđồng.
- Sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm do nguyên liệuđầu vào không tốt nên không được thị trường chấp nhận, hủy hợpđồng: mất chi phí sản xuất và vận chuyển.
2.4.5. Hoạt động quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm của các tác nhân trong chuỗi. trong chuỗi.
Vấnđề chất lượng và an toàn thực phẩm hiện luôn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Đối với ngư dân, việc bảo quản cá lạnh là vấn đề cấp thiết. Thực tế hiện nay, phương pháp bảo quản cá sau thu hoạch trên tàu của ngư dân vẫn còn thô sơ,
chủ yếu bằng đá xay nên không đủ khả năng duy trì nhiệt độ bảo quản lạnh trong suốt thời gian khai thác, vận chuyển về cảng. Đa số tàu không có nhiệt kế, kiểm tra nhiệt độ bảo quản và nhật ký giám sát. Các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo nhiệtđộ cho cá trong quá trình bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển tại cảng chưa đáp ứng đúng yêu cầu, ngư dân thường xếp hải sản nhiều hơn định mức dẫn đến cá bị bầm dập trước khi vào bờ, tạo điều kiện cho vi sinh vật thâm nhập