0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Dự báo sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cá Ngừ của Việt Nam

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÂN PHỐI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 42 -43 )

Theo số liệu của tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỷ USD năm 2008. Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay đến 2015, tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/ năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản thế giới năm 2012 sẽ tiếp tục tăng so với năm 2011. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2012, nhất là với các thủy sản nuôi trồng như tôm, cá tra, cá ngừ…[28]

Theo các chuyên gia, thị trường cá ngừ thế giới năm 2011 ở trong tình trạng cung không đủ cầu vì sản lượng khai thác cá ngừ giảm do lệnh cấm khai thác ở một số ngư trường chưa được bãi bỏ và một số nước cắt giảm hạn ngạch khai thác để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ. Bước sang năm 2012, tình hình này sẽ vẫn tiếp tục được duy trì, do đó giá cá ngừ năm 2012 trên thị trường thế giới cũng sẽ vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng tại Châu Âu và Châu Á trong thời gian tới sẽ tăng do dân số tăng, quá trình đô thị hóa nhanh, cùng với việc nâng cao nhận thức về lợi ích của thủy sản đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, với tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay, nhất là cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở nhiều nước Châu Âu, người tiêu dùng sẽ phải thắt chặt chi tiêu hơn. Do đó, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng cá ngừ cao cấp cho dù vẫn tăng nhưng có thể chỉ ở mức thấp.

Năm 2011, Mỹ lại một lần nữa vượt lên trên EU để trở thành thị trường NK cá ngừ lớn nhất và ổn định nhất của Việt Nam. Trong năm qua, giá trị XK cá ngừ sang

thị trường này đạt 171,37 triệu USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2012, do việc hạn chế NK cá ngừ từ Mêhicô vẫn còn hiệu lực nên thị trường Mỹ sẽ phải tăng cường NK cá ngừ từ các nước Châu Á để bù đắp cho nguồn cung trong nước bị thiếu hụt. Dự báo, nhu cầu NK của thị trường này vẫn sẽ tăng và Mỹ vẫn sẽ là thị trường NK cá ngừ chủ lực của Việt Nam. Thị trường Nhật Bản có mức độ tăng trưởng về giá trị NK cá ngừ lên tới 3 con số vào thời điểm cuối năm vừa qua cũng vẫn sẽ tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm nay. Tại đất nước “Mặt trời mọc” này, DN XK cá ngừ của Việt Nam cũng vẫn sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với Dn của các nước khác trong khu vực.

Bước sang năm 2012, theo tin từ các địa phương cho biết, ngư dân ở các tỉnh trọng điểm khai thác cá ngừ đã trúng lớn ngay đầu mùa vụ đánh bắt cá ngừ đại dương, Tuy nhiên, cá ngừ đại dương là đối tượng chịu sự chi phối, điều chỉnh của Hiệp định về đàn cá di cư quốc tế, nằm trong Công ước về Luật Biển quốc tế. Khi cá di cư đến vùng biển Việt Nam, việc đánh bắt sẽ chịu sự điều chỉnh của Ủy ban Nghề cá Trung - Tây Thái Bình Dương (WCPFC). Hiện nay, tất cả các vùng biển khai thác cá ngừ đã được các tổ chức quốc tế quản lý chặt chẽ, trong khi nước ta chưa phải là thành viên chính thức của WCPFC.

Do vậy, ngư dân và các DN Việt Nam đã và đang vấp phải rào cản về đánh bắt và XK sản phẩm đến một số thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở các ngư trường quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đang tranh chấp với chúng ta. Vì lẽ đó, ngư trường đánh bắt cá ngừ của ngư dân Việt Nam sẽ bị giới hạn, dẫn đến hạn chế về gia tăng sản lượng khai thác.[27]

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÂN PHỐI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 42 -43 )

×