Tình hình khai thác và tiêu thụ cá ngừ Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang (Trang 36 - 96)

Cá ngừ thuộc họ Thu – Ngừ (Scombridae) là loài có giá trị kinh tế cao của nghề cá biển thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cá ngừ phân bố khắp vùng biển Việt Nam, kích thước cá tương đối lớn. Căn cứ tập tính di cư có thể chia cá ngừ ở Việt Nam làm 2 nhóm nhỏ:

i) Nhóm các loài có kích thước nhỏ, di cư trong phạm vi địa lí hẹp ii) Nhóm các loài di cư đại dương

Sự phân bố cá ngừ: Cá ngừ sống ở vùng nước nhiệt đới và vùng nước ấm của cácđại dương.

Mùa vụ khai thác cá ngừ ở vùng biển Việt Nam gồm 2 vụ, vụ chính bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, vụ phụ bắt đầu từ tháng 10 đến tahngs 2 năm sau. Cá ngừ thường tập trung từng đàn và di cư, trong đàn thường bao gồm một số loài khác nhau. nghề khai thác chủ yếu là lưới vây, rê, câu và đăng. Hiện nay nghề câu là nghề khai thác cá ngừ quan trọng nhất.

Cá ngừ sống gần mặt nước và ở các lớp nước sâu. Hầu hết các loài cá ngừ có xu hướng sống tập trung ở gần các vật nổi, các thiết bị thu hút cá tập trung (nơi có tàu đắm…) hoặc theo các động vật nổi lớn bơi trên mặt nước như cá heo, cá voi và các động vật lớn có vú.

Thành phần loài: Trong các đại dương, họ Thu – Ngừ có 15 giống gồm 49 loài. Trong đó: cá ngừ có 21 loại thuộc 9 giống. Vùng biển Đông và vùng lân cận có 14 loài thuộc 8 giống

Một số loài thường gặp có sản lượng cao của thế giới bao gồm: Ngừ ồ (Auxis rochei), Ngừ chù (Auxis thazard), Ngừ chấm (Euthynnus affinis), Ngừ vằn

(ngừ sọc dưa) (Katsuwonus pelamis), Ngừ vây vàng (Thunnus albacares), Ngừ vây đen (Thunnus atlanticus), Ngừ bò (Thunnus tongol), Ngừ mắt to (Thunnus obesus), Ngừ vây dài (Thunnus alalunga), Ngừ vây xanh Phương Nam (Thunnus maccoyii), Ngừ vây xanh (Thunnus thynnus)

Cá ngừ vùng biển Việt Nam khá phong phú, nhưng hiện tại chưa được khai thác và sử dụng đúng tiềm năng. Theo tài liệu đã công bố, biển Việt Nam có 8 loài cá ngừ thuộc 5 giống, bao gồm: Ngừ ồ (Auxis rochei), Ngừ chù (Auxis thazard), Ngừ chấm (Euthynnus affinis), Ngừ vằn (ngừ sọc dưa) (Katsuwonus pelamis), Ngừ sọc dưa (Sarda orientalis), Ngừ vây vàng (Thunnus albacares), Ngừ bò (Thunnus tongol), Ngừ mắt to (Thunnus obesus)

Trong 8 loài kể trên, có 4 loài chiếm tỷ lệ cao, đó là: cá ngừ chấm, ngừ chù, ngừ vằn (còn được gọi là ngừ sọc dưa hoặc ngừ dưa gang) và ngừ bò. Có 2 loài có giá trị lớn nhất là ngừ vây vàng và ngừ mắt to.

Cá ngừ sọc dưa: còn được gọi là cá ngừ vằn (hay cá dưa gang) có tên tiếng Anh là Skipjack tuna và tên khoa học là Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) [13].

Đặc điểm hình thái: thân hình thoi, lát cắt ngang thân gần tròn. Đầu nhọn, miệng hơi xiên, hai vây lưng sát nhau. Vây lưng thứ nhất có các tia vây trước cao, sau thấp dần tạo thành dạng lõm tròn. Thân không phủ vẩy trừ phần giáp ngực. lưng màu xanh thẫm, bụng màu trắng bạc. các viền vây lưng, bụng, ngực có màu bạc trắng. dọc theo lườn bụng có 3 – 5 sọc đen to gần song song với nhau. Đường bên uốn xuống sau vây lưng thứ 2.

Chiều dài trung bình của cá từ 36 – 60 cm, khối lượng thường gặp từ 1 - 6 kg, con lớn nhất 25kg. Loài cá này được phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và ôn đới của các đại dương, gặp nhiều ở biển Nam Phi, Austraylia, Nhật Bản, Malaysia, Inđônêsia, Philippin, Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca. Ở Việt Nam, phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, nhưng thường xuyên gặp ở vùng biển miền Trung, và nhiềuở vùng biển khơi.

Cá ngừ sọc dưa là loài cá nhỏ đi thành đàn với mật độ lớn ở vùng khơi, đôi khi vào gần bờ để kiếm ăn, thường đi lẫn với cá ngừ ồ và cá ngừ chù. Đây là đối

tượng khai thác chủ yếu của nghề lưới rê, ngoài ra còn một số ngư cụ khai thác loài cá này như: lưới vây, câu vàng, câu giật, câu kéo. Mùa vụ khai thác cá ngư sọc dưa là quanh năm.

Ngư trường cá ngừ sọc dưa của nghề lưới rê thay đổi theo mùa khá rõ rệt, trong mùa gió Tây Nam cá ngừ sọc dưa tập trung ở các vùng nước ven bờ từ Bình Định tới Khánh Hòa và vùng biển Đông Nam đảo Phú Quý. Trong mùa gió Đông Bắc cá ngừ sọc dưa tập trung ở vùng nước từ bắc Phú Yên đến bắc Ninh Thuận và khu vực khơi Bình Thuận.

Một số hình ảnh về sản phẩm cá ngừ sọc dưa:

2.2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ cá Ngừ

Cá ngừ là một trong những mặt hàng được tiêu thụ phổ biến nhất trên toàn thế giới. Có vị trí được đánh giá cao trên thị trường như vậy là nhờ người tiêu dùng đã có một quá trình sử dụng cá ngừ trong một thời gian khá dài trước khi các mặt hàng khác như tôm, cá hồi… được dùng phổ biến như ngày nay. Cá ngừ là loại thực phẩm tốt, giá cả thường ở mức vừa phải và có thể chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau như tươi sống, đông lạnh, chế biến sẵn và nhất là làm đồ hộp, một hình thức phù hợp với lối sống công nghiệp của xã hội hiện đại.

Gần đây Việt Nam được xem là một trong những nưới mới nổi về xuất khẩu cá ngừ. Dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, nhưng giá trị xuất khẩu cá ngừ vẫn đạt 379,364 triệu USD, tăng 29,4% so với năm ngoái. Các

loại cá ngừ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, gồm cá ngừ Vây Vàng, cá ngừ Mắt To, cá ngừ vây dài, cá ngừ vây xanh miền Nam và cá ngừ Sọc Dưa…[25]

Đến giữa tháng 4/2012 đã có 66 thị trường trên thế giới nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam với giá trị gần 150 triệu USD. Cũng trong thời gian này, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường nhập khẩu lớn vẫn ổn định, trong đó riêng thị trường Mĩ đã chiếm 42,8% tổng giá trị với hơn 64 triệu USD, tiếp đến Nhật Bản 19,2%, EU 17,9%...[26]

Bảng 2.1: Thị trường nhập khẩu cá ngừ Việt Nam đầu năm 2012

GT Tỷ lệ GT Tỷ lệ STT Thị trường (USD) GT (%) ST T Thị trường (USD) GT (%) 1 Mỹ 64.033.992 42,80 33 Đài Loan 972.196 0,65 2 Nhật Bản 28.707.760 19,19 34 Iran 948.355 0,63 EU 26.739.596 17,87 35 Thụy Sĩ 847.975 0,57 3 Đức 8.109.204 5,42 36 Mexico 830.52 0,56 4 Italy 6.915.399 4,62 37 Kenya 784.003 0,52 5 Tây Ban Nha 3.395.379 2,27 38 Na Uy 575.115 0,38 6 Anh 1.955.916 1,31 39 Croatia 488.808 0,33 7 Hà Lan 1.500.157 1,00 40 UAE 427.475 0,29 8 Bỉ 1.381.541 0,92 41 Ai Cập 414.646 0,28 9 Pháp 810.166 0,54 42 Iraq 408.119 0,27

10 Bồ Đào Nha 731.154 0,49 43 Lybia 349.87 0,23

11 Đan Mạch 398.317 0,27 44 Hàn Quốc 255.441 0,17

12 Hy Lạp 363.881 0,24 45 Peru 192 0,13

13 Thụy Điển 363.718 0,24 46 Australia 181.382 0,12

14 Áo 252.268 0,17 47 Reunion 181.109 0,12 15 Sec 163.55 0,11 48 Cộng hòa Đôminich 163.953 0,11 16 Ba Lan 155.159 0,10 49 Syria 155.661 0,10 17 Romania 126.49 0,08 50 Ecuador 141.11 0,09 18 Sip 67.2 0,04 51 Ấn Độ 138.75 0,09 19 Hungary 50.1 0,03 52 Jordan 127.05 0,08 ASEAN 7.453.119 4,98 53 Kuwait 124.57 0,08

20 Thái Lan 6.427.309 4,30 54 Arập Xêut 123.63 0,08 21 Singapore 557.482 0,37 55 Angola 119 0,08 22 Malaysia 283.295 0,19 56 Colombia 96.25 0,06 23 Indonesia 153.4 0,10 57 Samoa 79.248 0,05 24 Philippines 31.487 0,02 58 Cuba 68.35 0,05 25 Cămpuchia 146 0,0001 59 Bosnia & Herzegovina 55.836 0,04 TQ và HK 1.847.058 1,23 60 Macau 54.226 0,04 26 Hồng Kông 1.014.588 0,68 61 Macedonia 49.06 0,03 27 Trung Quốc 832.47 0,56 62 Montenegro 47.6 0,03 Các TT khác 20.821.256 13,92 63 Barbados 41.644 0,03 28 Canada 3.605.641 2,41 64 Guam 16.04 0,01 29 Israel 3.495.358 2,34 65 Mauritius 12 0,01 30 Sudan 1.452.453 0,97 66 Panama 233 0,0002 31 Libăng 1.429.046 0,96 32 Tunisia 1.367.535 0,91 TỔNG CỘNG 149.602.781 100

(Nguồn: VASEP theo số liệu Hải Quan Việt Nam) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung Đông cơ hội đột phá mới cho cá ngừ Việt Nam. Những năm gần đây các sản phẩm Việt Nam ngày càng thâm nhập nhiều hơn vào Trung Đông với giá trị xuất khẩu tăng dần như sudan giá trị xuất khẩu qua nước này đạt gần 1,5 triệu đô la đối với Israel đạt gần 3,5 triệu đô la. Đây là thị trường mới và tìm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó thị trường Mĩ, Nhật Bản và EU vẫn là 3 thị trường lớn nhất cần phải duy trì và phát triển.

2.2.3. Một số khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cá ng

Chiếm 6,3% trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để thâm nhập sâu và rộng hơn trên thị trường thế giới thì cá ngừ Việt Nam vẫn còn những khó khăn cần phải vượt qua.

Thiếu nguyên liệu, phải nhập khẩu

Có một thực tế bất lợi cho xuất khẩu cá ngừ hiện nay là kỹ thuật khai thác và bảo quản cá ngừ của nước ta còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng phương tiện thủ công và bảo quản bằng nước đá. Vì thế, nguồn nguyên liệu cá ngừđạt tiêu chuẩn không đáp

ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp. Năm 2011, nguồn nguyên liệu cá ngừ đạt tiêu chuẩn không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến doanh nghiệp của doanh nghiệp do phần lớn sau khai thác, cá được bảo quản bằng kỹ thuật thô sơ. Do vậy, để hoàn thành các đơn hàng, các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Tuy nhiên, khi nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, doanh nghiệp phải hoàn tất nhiều thủ tục và nhiều loại giấy tờ để gửi tới các cơ quan chức năng, trong khi, các nhà nhập khẩu cá ngừ tại Thái Lan và Philippines được chính phủ nước họ tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm giảm sức ép về nguyên liệu. Do đó, nhiều nhà cung cấp chuyển sang hợp tác với các doanh nghiệp Thái Lan, Philippines do thủ tục mua bán đơn giản và không phải lo giấy tờ.[28]

Quy định IUU

Theo Quy định 1005/2008 ngày 29/09/2008 của EC về thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ hoạtđộng khai thác thủy sản bất hợp pháp, mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU nhất thiết phải có một Giấy chứng nhận khai thác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập nảy sinh. Để tránh thủ tục rườm rà này, nhiều ngư dân đã bán cá ngay tại tàu cho nậu vựa Trung Quốc với giá cao mà họ lại không yêu cầu giấy chứng nhận.

Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường EU đối với xuất khẩu thủy sản, cuối năm 2009, khi triển khai Quy chế cấp giấy Chứng nhận thủy sản khai thác cho các lô hàng của doanh nghiệp thủy sản xuất đi EU, Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam (Vasep) đã lường trước những khó khăn do ngư dân đã quen với hoạt động khai thác thủy sản không ghi nhật ký, nên đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chỉ đạo các cơ quan địa phương tổ chức các lớp tập huấn triển khai, hướng dẫn ngư dân thực hiện Quyết định 3477/QD-BNN-KTBVNL (theo IUU), trong đó đặc biệt quan trọng là hướng dẫnngư dân ghi nhật ký khai thác thủy sản.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản từ nguyên liệu khai thác biển để xuất khẩu sang EU cũngđã chủđộng hướng dẫn các ghe tàu đánh bắt, các cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản khai thác của doanh nghiệp thực hiện theo

các quy định mới. Tuy nhiên, do tập quán, thói quen của ngư dân, nên cho tới nay, nhiều chủ tàu vẫn không ghi nhật ký và họ đã "làm khổ" doanh nghiệp trong hoạtđộng hợp thức hóa hồsơđể xuất khẩu sang EU.

Cùng với đó, nhiều khách hàng EU cũng cầm chừng trong việc ký hợp đồng thậm chí tạm thời ngừng nhập khẩu thủy sản trong giai đoạn đầu thực thi quy định về khai thác IUU này.

2.2.4. Dự báo sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cá Ngừ của Việt Nam

Theo số liệu của tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỷ USD năm 2008. Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay đến 2015, tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/ năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản thế giới năm 2012 sẽ tiếp tục tăng so với năm 2011. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2012, nhất là với các thủy sản nuôi trồng như tôm, cá tra, cá ngừ…[28]

Theo các chuyên gia, thị trường cá ngừ thế giới năm 2011 ở trong tình trạng cung không đủ cầu vì sản lượng khai thác cá ngừ giảm do lệnh cấm khai thác ở một số ngư trường chưa được bãi bỏ và một số nước cắt giảm hạn ngạch khai thác để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ. Bước sang năm 2012, tình hình này sẽ vẫn tiếp tục được duy trì, do đó giá cá ngừ năm 2012 trên thị trường thế giới cũng sẽ vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng tại Châu Âu và Châu Á trong thời gian tới sẽ tăng do dân số tăng, quá trình đô thị hóa nhanh, cùng với việc nâng cao nhận thức về lợi ích của thủy sản đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, với tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay, nhất là cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở nhiều nước Châu Âu, người tiêu dùng sẽ phải thắt chặt chi tiêu hơn. Do đó, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng cá ngừ cao cấp cho dù vẫn tăng nhưng có thể chỉ ở mức thấp.

Năm 2011, Mỹ lại một lần nữa vượt lên trên EU để trở thành thị trường NK cá ngừ lớn nhất và ổn định nhất của Việt Nam. Trong năm qua, giá trị XK cá ngừ sang

thị trường này đạt 171,37 triệu USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2012, do việc hạn chế NK cá ngừ từ Mêhicô vẫn còn hiệu lực nên thị trường Mỹ sẽ phải tăng cường NK cá ngừ từ các nước Châu Á để bù đắp cho nguồn cung trong nước bị thiếu hụt. Dự báo, nhu cầu NK của thị trường này vẫn sẽ tăng và Mỹ vẫn sẽ là thị trường NK cá ngừ chủ lực của Việt Nam. Thị trường Nhật Bản có mức độ tăng trưởng về giá trị NK cá ngừ lên tới 3 con số vào thời điểm cuối năm vừa qua cũng vẫn sẽ tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm nay. Tại đất nước “Mặt trời mọc” này, DN XK cá ngừ của Việt Nam cũng vẫn sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với Dn của các nước khác trong khu vực.

Bước sang năm 2012, theo tin từ các địa phương cho biết, ngư dân ở các tỉnh trọng điểm khai thác cá ngừ đã trúng lớn ngay đầu mùa vụ đánh bắt cá ngừ đại dương, Tuy nhiên, cá ngừ đại dương là đối tượng chịu sự chi phối, điều chỉnh của Hiệp định về đàn cá di cư quốc tế, nằm trong Công ước về Luật Biển quốc tế. Khi cá di cư đến vùng biển Việt Nam, việc đánh bắt sẽ chịu sự điều chỉnh của Ủy ban Nghề cá Trung - Tây Thái Bình Dương (WCPFC). Hiện nay, tất cả các vùng biển khai thác cá ngừ đã được các tổ chức quốc tế quản lý chặt chẽ, trong khi nước ta chưa phải là thành viên chính thức của WCPFC.

Do vậy, ngư dân và các DN Việt Nam đã và đang vấp phải rào cản về đánh bắt và XK sản phẩm đến một số thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở các ngư trường quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đang tranh chấp với chúng ta. Vì lẽ đó, ngư trường đánh bắt cá ngừ của ngư dân Việt Nam sẽ bị giới hạn, dẫn đến hạn chế về gia tăng sản lượng khai thác.[27]

2.3. Phân tích nhân tố cấu trúc

Qua quá trình điều tra các hộ ngư dân (chủ yếu là ngư dân của nghề lưới cản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa thành phố nha trang (Trang 36 - 96)