0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Một số quy chế, quy định kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÂN PHỐI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 28 -96 )

hàng hóa thủy sản

Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định số 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (viết tắt là CL,VSATTP) hàng hóa thủy sản và trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong kiểm tra và chứng nhận CL,VSATTP hàng hóa thủy sản [3].

Quy chế áp dụng đối với hàng hóa thủy sản dùng để tiêu thụ nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm nhập khẩu để chế biến, do triệu hồi hoặc trả về). Quy chế này không bắt buộc áp dụng đối với: sản phẩm thủy sản là thực phẩm mang theo người để tiêu dùng cá nhân, làm quà biếu; hàng mẫu để triển lãm, hội chợ, gửi cho khách hàng không nhằm mục đích đưa ra thị trường, túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật; hàng hóa thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm

xuất tái nhập, quá cảnh, mượn đường, hàng hóa thủy sản không gửi kho ngoại quan; hàng hóa thủy sản không dùng làm thực phẩm. Đối với các hàng hóa thủy sản xuất khẩu thuộc diện kiểm dịch theo quy định hiện hành, cơ quan kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được thực hiện đồng thời việc kiểm tra CL, VSATTP và kiểm dịch.

Trong quy chế này, Chủ hàng có trách nhiệm đăng ký kiểm tra và chứng nhận CL,VSATTP hàng hóa thủy sản với cơ quan kiểm tra; tạo điều kiện cho cán bộ của Cơ quan Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lấy mẫu và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan; không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm, thông tin ghi nhãn khác với nội dung đã đăng ký và được kiểm tra, chứng nhận CL, VSATTP; chịu trách nhiệm về các kết quả tự phân tích các chỉ tiêu CL, VSATTP hàng hóa thủy sản đối với các lô hàng xuất khẩu được áp dụng chế độ giảm kiểm tra; thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với lô hàng không đạt CL, VSATTP, lô hàng bị trả về hoặc triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra và cơ quan có thẩm quyền.

1.6.2 Quy định IUU

Theo Ủy ban châu Âu (EC), hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là một trong những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển, tính bền vững của các đàn cá và tình hình kinh tế - xã hội của ngư dân. Theo đó, EC ban hành quy định số 1005/2008 ngày 29/09/2008 về việc thiết lập hệ thống trong cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, và không theo quy định [7].

Với 12 chương, Luật quy định, điều kiện tiên quyết để nhập thủy sản vào EU là giấy chứng nhận thể hiện thông tin về tính hợp pháp của sản phẩm. Giấy này được quốc gia chủ tàu chứng thực, phù hợp với trách nhiệm quốc gia theo luật pháp quốc tế. Chứng nhận này áp dụng cho tất cả sản phẩm trừ sản phẩm thủy sản nước ngọt, cá cảnh và một số loại thân mềm, sò, hàu, trai.... Theo quy định này, các lô hàng thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường EU phải có thông tin về tàu khai thác,

tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy báo chuyến hàng trên biển…nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác biển của các nước.

Các chủ tàu, thuyền trưởng được quy định trong chương 3 của quy định, những người này có trách nhiệm khai báo đầy đủ, chính xác những thông tin ghi trong giấy chứng nhận thủy sản khai thác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khai báo của mình. Phải cung cấp thông tin, hồ sơ, giấy tờ liên quan khi cơ quan cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác (Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản) yêu cầu. Chủ tàu, thuyền trưởng được quyền yêu cầu Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cung cấp thông tin, quy định liên quan đến mẫu tờ khai thông tin sản phẩm khai thác thủy sản.

Đối với trường hợp của các doanh nghiệp, các đại lý, chủ vựa thu mua thủy sản thì phải khai báo đầy đủ, chính xác những thông tin ghi trong tờ khai chứng nhận thủy sản khai thác, thủy sản khai thác nhập khẩu và chịu trách nhiệm trước pháp luật trước những lời khai báo của mình, cụ thể là Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải báo cáo lên Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định.

Như vậy theo quy định này, đòi hỏi sự thay đổi cả một hệ thống từ cơ quan quản lý đến các địa phương, ngư dân, nậu vựa, công ty chế biến và xuất khẩu. Việc này là rất khó khăn cho Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng, bởi từ trước đến nay ở nước ta vẫn chưa có hệ thống giám sát, kiểm soát và chứng thực đáp ứng các điều kiện theo IUU. Và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đến xuất khẩu của nước ta.

1.7 Các nghiên cứu về chuỗi giá trị các mặt hàng ở Việt Nam

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu về chuỗi giá trị các mặt hàng ở nước ta, có nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên tác giả xin đề cập đến 1 số nghiên cứu nổi bật có liên quan đến mặt hàng thủy sản:

Chuỗi giá tr sản phẩm thủy sản – trường hợp nghiên cu mặt hàng cá ng sọc dưa năm 2009 tỉnh Khánh Hòacủa nhóm tác giả: Nguyễn Thị

Kim Anh, Nguyễn Thị Trâm Anh, Phạm Thị Thanh Thủy – Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang [2].

Báo cáo đã sử dụng mô hình SCP phân tích cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng thủy sản cá cơm và vai trò của các tác nhân trong chuỗi, phân tích sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu của báo cáo cho thấy việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi còn chênh lệch quá cao và chưa hợp lý.

Ngư dân là người thu được lợi ích kinh tế thấp nhất. Trong khi đó, ngư dân phải chịu nhiều rủi ro khi tham gia hoạt động đánh bắt. Bên cạnh đó, giá bán của ngư dân lại phụ thuộc hoàn toàn vào giá của nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước.

Các tác nhân cuối cùng trong chuỗi (cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở sản xuất nước mắm) là những người được hưởng lợi nhiều nhất, đặc biệt là cơ sở xuất khẩu. Và tác nhân cuối cùng này cũng là người tạo ra giá trị nhiều nhất trong chuỗi. Tuy nhiên tác nhân này cũng gặp rủi ro trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Người được lợi ích kinh tế cao thứ hai trong chuỗi là các chủ nậu vựa. Mặc dù các nậu vựa tạo ra giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận thấp nhất so với các tác nhân trong chuỗi,đồng thời các chủ nậu vựa này hầunhư không có rủi ro.

“Cấu trúc thị trường và chuỗi giá trị ngành hàng cá Tra, cá Ba sa tại đồng

bằng sông Cửu Long ” của tác giả: Lưu Thanh Đức Hải [5].

Nghiên cứu này đã áp dụng cách tiếp cận SCP kết hợp với cách tiếp cận kênh marketing và giá trị tạo ra. Với mục tiêu phân tích về cách thức phân phối cá tra, cá basa từ người người sản xuất đến người tiêu dùng và đánh giá giá trị tăng thêm của các tác nhân trong kênh marketing, nghiên cứu đã cho thấy sản phẩm cá tra, basa bán trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu là khá đồng nhất và sự khác biệt về sản phẩm không phải là rào cản cạnh tranh, các tác nhân trong kênh marketing đều bị ảnh hưởng mạnh bởi sự dao động giá và sự bấtổn của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

không đồng đều, người nuôi cá chiếm phần lớn trong việc đóng góp tạo ra giá trị tăng thêm nhưng họ có lợi nhuận thấp nhất và rủi ro lớn nhất trong ngành. Người bán lẻ có tỉ lệ đóng góp khiêm tốn trong việc tạo ra giá trị tăng thêm nhưng họ lại được coi là có ảnh hưởng lớn trong cạnh tranh về giá và có mức lợi nhuận cao nhất. Thương lái đóng góp ít hơn trong giá trị tạo ra nhưng họ cũng có thu nhập cao hơn người nuôi.

Nghiên cứu thị trường các sản phẩm thủy sản ở tỉnh Cà Màu” Của tác giả: Nguyễn Thanh Toàn [6]

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích SPC. Ngoài ra, các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thị, các tiêu chí lựa chọn đối tác, quan hệ song phương giữa các tác nhân và phương pháp ma trận SWOT cũng được sử dụng để phân tích.

Kết quả cho thấy mặc dù có nhiều ưu thế do thiên nhiên ưu đãi nhưng ngành thủy sản tỉnh Cà Mau vẫn còn phải đương đầu rất nhiều những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển và hội nhập, trong đó thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng.

- Mạng lưới phân phối sản phẩm đã được hình thành và đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, cấu trúc thị trường còn phân tán, chưa tập trung, hiệu quả của thị trường còn thấ p trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chưa cao.

- Sản phẩm xuất khẩu còn ở dạng thô là chủ yếu và sản phẩm chưa đa dạng. Mặt hàng cá biển chất lượng cao và thủy đặc sản còn chưa được khai thác đúng với tiềm năng.

- Chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa cho sản phẩm thủy sản, ngoại trừ một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao.

- Người nuôi trồng và khai thác thủy sản có thu nhập còn thấp hơn rất nhiều so với các hộ làm thương mại thủy sản.

Qua các đề tài liên quan đến chuỗi giá trị ở trên ta thấy hầu hết các tác nhân đầu tiên trong chuỗi giá trị là người chịu thiệt nhiều nhất, quá trình sản xuất gặp nhiều rủi ro nhất nhưng thu lại lợi nhuận biên thấp nhất so với các tác nhân khác

trong chuỗi. Hạn chế của tác nhân này vẫn là thiếu thông tin thị trường về sản phẩm mình sản xuất nên dễ bị nậu vựa ép giá. Và qua các chuỗi giá trị của các mặt hàng khác nhau nhưng vẫn có điểm chung đó là các tác nhân trong chuỗi chưa tạo được sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau. Các tác nhân trong chuỗi có sự phân phối không đồng đều cả về giá trị gia tăng và lợi ích.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC

NHÂN TRONG CHIUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ

SỌC DƯA

2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện phát triển sản xuất thủy sản

Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài khoảng 385km cùng vời nhiều đảo, đầm, vịnh, cửa lạch. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều nhiều núi nhô ra biển tạo thành các bãi nhỏ tạo ra các đầm vịnh kín gió thích hợp cho tàu thuyền tránh bão, bên cạnh đó còn có các dòng hải lưu thay đổi theo mùa tạo nên nguồn thức ăn cho đàn cá hội tụ. Nha Trang nằm ở trung tâm tỉnh Khánh Hòa, nằm ở cực đông của đất nước gần hải phận quốc tế có mối giao thông thuận lợi với cả nước và quốc tế.

Qua thống kê cho thấy, biển Khánh Hòa có hơn 2.030 loài cá, trong đó 130 loài có giá trị kinh tế, 1.600 loài giáp xát, 2.500 loài sò, trai…và rất nhiều rong, chim biển. Nguồn lợi cá biển trong vùng đặc quyền kinh tế ước đạt trên 150.000 tấn/năm, đó là nguồn tài nguyên cho hoạtđộngđánh bắt thủy sản [23]

Toàn tỉnh có 5 cảng cá, hàng chục bến cá và hơn 44 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu thủy sản. Với lợi thế này Khánh Hòa được đánh giá là có nhiều thuận lợi để phát triển nghê khai thác thủy sản (KTTS). Theo thống kê của Chi Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, toàn tỉnh hiện có hơn 10100 tàu cá các loại, tập trung chủ yếu ở các địa phương quen biển. Hơn nữa người dân ở đây có truyền thống lâu đời và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản. Có thể nói, tiềm năng về ngành thủy sản của tỉnh là rất lớn. [22]

Hiện ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Khánh Hòa, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo. Từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, tỉnh Khánh Hòa phấn

đấu sản lượng thủy sản đạt trên 120.000 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 90.000 tấn, nuôi trồng 30.000 tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 500 triệu USD.[23]

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Khánh Hòa, có nguồn lao động dồi dào với dân số 1.156.903 (năm 2009), mật độ dân số 221,73 người/km2. Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng tri thức lớn với hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 25%, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Kinh tế xã hội của Khánh Hòa.

Qua 6 tháng đầu năm 2011 tình hình Kinh tế - Xã Hội của Khánh Hòa đã đạt những kết quả khá tốt so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị sản xuất Công nghiệp tăng17,54%, tổng mức hàng hòa và doanh thu dịch vụ thị trường tăng 23,94%, kim ngạch xuất khẩu tăng 44,57%, doanh thu du lịch tăng 28,15%, Ngành dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa… Ngoài du lịch, Khánh Hòa cũng là địa phương phát triển công nghiệp mạnh trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Các thế mạnh công nghiệp truyền thống của Khánh Hòa là công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng. Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của Việt Nam Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từĐèo Cảđến Gềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Quốc lộ 26 nối Ninh Hòa vớiĐăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. Khánh Hòa nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng ở đây. Đường 723 (Nha Trang đi Đà Lạt). Khánh Hòa có nhiều vùng vịnh kín gió, nước sâu lại nằm ở cực đông của Việt Nam gần với tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 cảng biển trong đó tiêu biểu nhất là cảng

trung chuyển quốc tế Vân Phong và cảng Cam Ranh (một trong ba vịnh tốt nhất thế giới cho xây dựng cảng biển).[23]

Tốc độ tăng trưởng GDP không kể nhập khẩu tăng 11,94%. Các lĩnh vực Văn hóa Xã hội tiếp tục phát triển, An ninh quốc phòng được giữ vững, công tác đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm.

2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ cá ngừ Việt Nam2.2.1. Giới thiệu về cá Ngừ 2.2.1. Giới thiệu về cá Ngừ

Cá ngừ thuộc họ Thu – Ngừ (Scombridae) là loài có giá trị kinh tế cao của nghề cá biển thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cá ngừ phân bố khắp vùng biển Việt Nam, kích thước cá tương đối lớn. Căn cứ tập tính di cư có thể chia cá ngừ ở Việt Nam làm 2 nhóm nhỏ:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÂN PHỐI THU NHẬP GIỮA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA THÀNH PHỐ NHA TRANG (Trang 28 -96 )

×