Khái niệm trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 27 - 28)

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT 1 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự theo cách hiểu phổ biến nhất là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội, thể hiện ở chỗ người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hành vi của mình.

Cơ sở làm phát sinh trách nhiệm pháp lý nói chung là hành vi vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Cịn cơ sở của trách nhiệm hình sự chỉ có thể là hành vi phạm tội được Luật hình sự qui định và do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

Trách nhiệm hình sự là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy ra giữa một bên là Nhà nước và bên kia là người phạm tội, trong đó, Nhà nước thơng qua các cơ quan có thẩm quyền của mình có quyền áp dụng bằng biện pháp cưỡng chế 'chế 'tài hình sự đối với người phạm tội và người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi (được qui định trong Bộ luật hình sự) do việc thực hiện hành vi phạm tội.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm hình sự như sau: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm

mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình mà nội dung của nó là hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình sự.

Trong khái niệm này thể hiện trách nhiệm hình sự có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý tất yếu của việc

thực hiện tội phạm. Xuất phát từ nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Ngun tắc này bảo đảm sự cơng bằng và bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật.

- Thứ hai: Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện.

- Thứ ba: Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người

phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích

hợp pháp.

- Thứ tư: Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là

trách nhiệm đối với nhà nước chứ không phải đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.

- Thứ năm: Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)