1. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tịa án. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội có ý nghĩa về chính trị, xã hội và ý nghĩa pháp lý. Quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, cơng bằng là tiền đề và điều kiện để đạt được mục đích của hình phạt. Nghĩa là mới có khả năng cải tạo, giáo dục người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung. Đồng thời, quyết định hình phạt đúng cịn góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ và tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật XHCN.
Quyết định hình phạt là việc Tịa án lựa chọn một loại hoặc một mức trong giới hạn của một loại hình phạt để áp dụng đối với người phạm tội.
Điều 45 Bộ luật hình sự quy định: " Khi quyết định hình phạt, Tịa án
căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự."
Quy định này của BLHS tại Điều 45 cho thấy, để quyết định hình phạt đối với người phạm tội phải dựa vào bốn căn cứ sau:
1.1. Căn cứ vào quy định của BLHS
Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt là phải căn cứ vào các quy định ở Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS. Cụ thể như sau:
- Căn cứ vào quy định về nguyên tắc xử lý tại Điều 3 Bộ luật hình sự. Mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý bình đẳng trước pháp luật. Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm... Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù như hình phạt cải tạo khơng giam giữ hoặc cho hưởng án treo.
- Căn cứ vào quy định về mục đích của hình phạt tại Điều 27 Bộ luật hình sự. Việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội trước hết, nhằm trừng trị người phạm tội. Đồng thời, hình phạt có tác dụng giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Vì vậy, cần phải quyết định một hình phạt đúng để đảm bảo được tính trừng trị, nhưng đồng thời cũng bảo đảm được tính khoan hồng đối với người phạm tội. Không quá nhấn mạnh đến tính khoan hồng mà xử phạt quá nhẹ sẽ khơng có tính giáo dục và ngược lại.
- Căn cứ quy định về các loại hình phạt tại các Điều từ 28 đến Điều 40 Bộ luật hình sự. Chú ý nguyên tắc áp dụng loại hình phạt vừa là hình phạt chính, vừa có thể là hình phạt bổ sung (hình phạt trục xuất và hình phạt tiền).