Mục đích phịng ngừa riêng

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 32 - 33)

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT 1 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2.2.1. Mục đích phịng ngừa riêng

Mục đích phịng ngừa riêng của hình phạt hướng tới đối tượng là người phạm tội. Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tn theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, đồng thời ngăn

ngừa khả năng họ phạm tội mới.

Cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội có ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa có nghĩa là, làm cho người bị kết án hiểu được sai trái, lỗi lầm và tính chất tội phạm của hành vi do mình gây ra, cho phép người đó có thể trở lại với mơi trường xã hội bình thường. Đó vừa là mục đích giáo dục riêng của hình phạt, vừa là yêu cầu đặt ra đối với Tịa án khi quyết định hình phạt đối với những con người phạm tội cụ thể, đối với các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý trại giam. các cơ quan thực hiện việc chấp hành án nói chung.

Điều kiện tiên quyết để đạt được mục đích phịng ngừa riêng của hình phạt, địi hỏi các cơ quan chức năng quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện. Tội phạm càng nguy hiểm thì mức độ trừng trị người phạm tội càng nghiêm khắc. Tuy nhiên, theo luật hình sự Việt Nam, trừng trị khơng được coi là mục đích chủ yếu của hình phạt. Mục đích chủ yếu trong phịng ngừa riêng của hình phạt chính là cải tạo, giáo dục người phạm tội để họ

“trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tn theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới” (Điều 27 BLHS).

Trong mục đích phịng ngừa riêng, trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới là hai mục đích song song tồn tại và có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, chỉ có thể đạt được mục đích cuối cùng và chủ yếu là cải tạo, giáo dục người phạm tội nếu hình phạt áp dụng đối với họ tương xứng với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Việc Nhà nước trừng trị người phạm tội một cách cơng minh chính là nội dung chủ yếu và quan trọng tạo cơ sở cho cải tạo, giáo dục người phạm tội; ngược lại, cải tạo, giáo dục người phạm tội chính là phát huy tính tích cực của nội dung trừng trị. Như vậy, có thể nói rằng trong mối quan hệ giữa trừng trị và cải tạo của hình phạt thì "trừng trị là mục đích nhưng đồng thời cũng là phương tiện để đạt mục đích cuối cùng và chủ yếu của hình phạt đối với người phạm tội là giáo dục, cải tạo họ".

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)