XÓA ÁN TÍCH

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 65 - 68)

- Xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù

4. XÓA ÁN TÍCH

Xóa án tích được hiểu là xóa bỏ việc mang dấu ấn, dấu tích về bản án của Tịa án đã kết án là có tội đối với người phạm tội. Thể hiện ở sự công nhận coi như chưa bị kết án đối với người trước đó đã bị Tịa án kết tội bằng bản án.

Người phạm tội được xóa án tích thì coi như chưa can án. Nếu sau khi được xóa án tích mà lại phạm tội thì khơng coi là có tiền án để xác định tái phạm nguy hiểm. Trường hợp này phải xác định là phạm tội lần đầu.

Theo quy định của BLHS thì xóa án tích có các trường hợp sau:

4.1. Đương nhiên được xóa án tích

Là trường hợp người phạm tội được công nhận là chưa can án mà khơng cần phải có sự xem xét và quyết định của Tòa án (Điều 64 BLHS).

Đương nhiên được xóa án tích trong các trường hợp sau: - Người được miễn hình phạt.

- Người bị kết án không phải về các tội ở chương XI và chương XXIV của BLHS. Nếu tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó khơng phạm tội mới trong thời hạn sau:

+ 1 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, CTKGG, phạt tiền hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

+ 3 năm trong trường hợp phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. + 7 năm trong trường hợp phạt tù trên 3 năm đến 15 năm. + 10 năm trong trường hợp phạt tù trên 15 năm.

4.2. Xóa án tích theo quyết định của Tịa án (Điều 65 BLHS)

ở chương XI và chương XXIV BLHS nếu tính từ thời điểm chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án không phạm tội mới qua những thời hạn sau đây:

+ 3 năm đối với trường hợp bị phạt tù đến 3 năm.

+ 7 năm đối với trường hợp bị phạt tù trên 3 năm đến 15 năm. + 10 năm đối với trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.

Khi Tịa án xóa án tích cho người phạm tội cần chú ý:

- Nếu Tịa án bác đơn xin xóa án lần đầu thì sau 1 năm mới được xin lại, nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi phải sau 2 năm mới được xin xóa án tích.

- Xét đơn xin xóa án tích phải căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án.

4.3. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 66 BLHS)

Một người được xóa án tích trong trường hợp đặc biệt khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

- Đã đảm bảo được ít nhất 1/3 thời hạn quy định. - Có biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập cơng.

- Có sự đề nghị của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giám sát. Khi Tịa án xóa án tích cho người phạm tội cần chú ý:

- Thời hạn để xóa án tích căn cứ vào hình phạt chính đã tun.

- Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

- Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Tịa án.

- Người được miễn chấp hành hình phạt cịn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Câu 1: Phân tích các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Câu 2: Phân tích cụm “từ có điều kiện” chỉ tính chất pháp lý của án treo. Câu 3: Trình bày hiểu biết về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách.

Câu 4: Phân tích các quy định của pháp luật về chế định xóa án tích. Câu 5: Án treo có thể được áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng không? Tại sao?

Câu 6: A bị toà án xử phạt 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 3 năm thử thách thì A lại phạm tiếp tội giết người với mức án là 12 năm tù. Hỏi: Hình phạt chung của 2 bản án mà A phải chấp hành là bao nhiêu? Giải thích tại sao?

CHƯƠNG 16

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)