TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT 1 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
2.1.1. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
Hình phạt khác với các biện pháp cưỡng chế của các tổ chức xã hội. Sự khác nhau đó thể hiện ở chỗ hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước và được đảm bảo bằng sức mạnh, quyền lực của Nhà nước, còn các biện pháp cưỡng chế của các tổ chức xã hội dựa vào và bảo đảm bằng sức mạnh khác– dư luận xã hội, sức mạnh, áp lực của tập thể, uy tín của các tổ chức xã hội, nhưng điều đó cũng khơng có nghĩa rằng mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là hình phạt. Có những biện pháp cưỡng chế cũng do Nhà nước qui định và áp dụng nhưng khơng phải là hình phạt như: Tập trung cải tạo, các biện pháp xử phạt hành chính, các biện pháp kỷ luật vv... Vì các biện pháp cưỡng chế đó khơng phải được áp dụng đối với tội phạm mà đối với các vi phạm pháp luật khác, khơng gây ra án tích. Trong các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất, bởi nó được qui định đối với các loại hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất trong các hành vi vì phạm pháp luật - tội phạm. Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt được thể hiện ở nội dung và các phương tiện thực hiện nó.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bởi vì hình phạt tước bỏ người bị kết án những quyền và lợi ích thiết thân của họ. Đó là quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền tự do về thân thể, thậm chí cả quyền sống của người phạm tội.
Mặt khác, hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án một hậu quả pháp lý - đó là án tích trong một thời gian nhất định. Án tích là hậu quả tất yếu của hình phạt. Án tích có thể làm cho người bị kết án chịu một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, hạn chế trong việc chọn chỗ ở, tìm cơng ăn việc làm trong các cơ quan Nhà nước, phải trình báo, trình diện, phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có chức năng, là cơ sở để coi là tái
phạm, tái phạm nguy hiểm.