ÁN TREO (Điều 60 BLHS) 1 Ý nghĩa xã hội của án treo

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 60 - 61)

- Căn cứ quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 46 và Điều 48 Bộ luật hình sự.

3. ÁN TREO (Điều 60 BLHS) 1 Ý nghĩa xã hội của án treo

3.1. Ý nghĩa xã hội của án treo

Án treo là một trong những biểu hiện rõ nét của chính sách hình sự của Nhà nước ta theo phương châm “Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”. Đối với người phạm tội, việc trừng trị bằng hình phạt là cần thiết nhưng chính sách hình sự của Nhà nước ta dựa trên cơ sở giáo dục và phòng ngừa là chủ yếu. Điều này xuất phát từ việc lấy hoạt động xã hội làm cơ sở để áp dụng hình phạt, giáo dục cải tạo người đã phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự khơng phải để trả thù người phạm tội mà là vì tình thương, vì sự tiến bộ ở con người đó. Án treo, một mặt thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước, của xã hội đối với người phạm tội. Mặt khác, án treo lại biểu hiện sự khoan hồng, là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện vì có sự tin tưởng vào việc tự giáo dục, cải tạo của người phạm tội ngay trong môi trường xã hội nơi người phạm tội sinh sống và lao động.

Án treo có tác dụng khuyến khích, tạo điều kiện cho người bị kết án tích cực lao động, tự cải tạo dưới sự giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nơi người đó làm việc hoặc sinh sống để trở thành người có ích cho xã hội. Án treo cịn có tác dụng quan trọng khác là thu hút đông đảo các thành viên trong xã hội tham gia vào việc cải tạo giáo dục người bị kết án, giúp họ thêm tin yêu vào cuộc sống, khơi dậy những tình cảm, bản chất tốt đẹp vốn có của chính mình. Việc xã hội hóa q trình cải tạo người phạm tội bị xử phạt tù được miễn chấp hành hình phạt cũng chính là góp phần nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm trong quần chúng nhân dân.

3.2. Tính chất pháp lý của án treo

chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Cụm từ có điều kiện chỉ tính chất pháp

lý của án treo thể hiện ở 2 phương diện:

Một là: Người được hưởng án treo luôn phải chịu thời gian thử thách từ 1

đến 5 năm.

Hai là: Nếu người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian

thử thách thì phải chấp hành hình phạt tù của bán án đã cho hưởng án treo tổng hợp với hình phạt của tội mới thực hiện.

Như vậy, thời gian thử thách của án treo chỉ thay thế cho hình phạt tù của bản án đã tuyên cho hưởng án treo nếu người bị kết án được hưởng án treo không phạm tội mới trong thời gian thử thách.

3.3. Điều kiện được hưởng án treo

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 60 Bộ luật hình sự, người bị kết án chỉ có thể được xem xét cho hưởng án treo khi thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện sau:

- Điều kiện về mức hình phạt tù

Mức hình phạt tù là căn cứ đầu tiên để Tòa án xét cho người bị kết án tù được hưởng án treo hay không. Về căn cứ này, Bộ luật hình sự quy định mức xử phạt tù không quá ba năm (Khoản 1 Điều 60 BLHS hiện hành).

Bộ luật hình sự chỉ quy định về mức hình phạt tù để cho hưởng án treo mà không quy định cụ thể về loại tội. Như vậy, người bị xử phạt tù không quá ba năm về bất cứ tội gì đều có thể thỏa mãn điều kiện này. Từ quy định này, có thể hiểu người bị xét xử trong một lần về nhiều tội phạm hoặc có nhiều bản án mà khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hay tổng hợp hình phạt khi có nhiều bản án (Điều 50 và Khoản 1 Điều 51 BLHS) mà hình phạt chung khơng q ba năm tù cũng được coi là đảm bảo căn cứ này để xem xét cho hưởng án treo...

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)