Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 28)

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT 1 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Theo Luật hình sự Việt Nam, "chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự qui định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" (Điều 2 Bộ luật hình sự). Qui định này bao hàm hai nội dung.

Thứ nhất: chỉ người nào phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự,

và điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: tội phạm đó phải được Bộ luật hình sự qui định.

Như vậy, cơ sở duy nhất làm phát sinh trách nhiệm hình sự chỉ có thể là tội phạm. Nhưng tội phạm, hiểu theo ý nghĩa pháp lý hình sự, là hành vi có đủ yếu tố cấu thành do luật định. Các dấu hiệu pháp lý cần và đủ của mỗi tội phạm được qui định trong Bộ luật hình sự được gọi là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đây là những dấu hiệu pháp lý cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực hiện hành vi phạm tội. Bởi vì, đó là những dấu hiệu mà Luật hình sự qui định, và cần phải có đủ những dấu hiệu đó thì hành vi mới bị coi là tội phạm, đồng thời chỉ cần có đủ những dấu hiệu đó, thì hành vi đó là tội phạm.

Do đó, cơ sở của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm và chỉ các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đó mới là cơ sở của trách nhiệm hình sự. Khi một hành vi hội đủ những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm, thì cơ quan tiến hành tố tụng thay mặt Nhà nước mới có quyền - và cần phải - truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó.

Với tính cách là cơ sở của trách nhiệm hình sự, ý nghĩa của các dấu hiệu cấu thành tội phạm được thể hiện rõ nét thông qua mối quan hệ của từng dấu hiệu với tội phạm nói chung trong mỗi một cấu thành tội phạm độc lập.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)