Hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 31 BLHS)

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 37 - 38)

1. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT Khái niệm hệ thống hình phạt

1.2.3. Hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 31 BLHS)

Hình phạt cải tạo khơng giam giữ (CTKGG)là loại hình phạt khơng buộc người bị kết án cách ly khỏi đời sống xã hội mà được cải tạo ở môi trường xã hội bình thường có sự giám sát, giúp đỡ của gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng.

- Điều kiện áp dụng hình phạt CTKGG: Theo quy định tại Điều 31

BLHS thì chỉ có thể áp dụng hình phạt CTKGG đối với người phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và tội

nghiêm trọng.

+ Người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. + Nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội.

- Về thời hạn của hình phạt CTKGG: Là từ sáu tháng đến ba năm.

Nếu người phạm tội đã bị tạm giam, tạm giữ thì đổi một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày CTKGG rồi khấu trừ vào thời gian chấp hành hình phạt.

- Về cách thức thi hành hình phạt CTKGG:

+ Tịa án giao người bị kết án cho cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan trong việc giám sát, giáo dục người phạm tội.

+ Người phạm tội phải thực hiện một số nghĩa vụ về CTKGG: Theo NĐ 61/CP ban hành ngày 25/7/2000 “Người kết án cứ 3 tháng một lần phải báo cáo kiểm điểm việc cải tạo của mình trước cơ quan được giao giám sát, giáo dục”.

+ Người bị kết án CTKGG có thể bị khấu trừ từ 5 - 20% thu nhập (áp dụng với cả người chưa thành niên nếu có thu nhập). Trường hợp được miễn khấu trừ thu nhập tòa án phải ghi rõ lý do trong bản án.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)