- Căn cứ quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 46 và Điều 48 Bộ luật hình sự.
3. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
Điều 47 BLHS quy định “Khi có ít nhất từ hai tình tiết được quy định ở Khoản 1, Điều 46 Tịa án có thể quyết định mức hình phạt dưới mức tối thiểu của khung hình phạt mà điều luật quy định (phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật - nếu điều luật có nhiều khung hình phạt) hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn (nếu khung hình phạt là mức thấp nhất của loại hình phạt đó). Lý do giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.
(Quy định này đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/ NQ - HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2000, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
3.1. Đối với trường hợp quyết định hình phạt dưới mức tối thiểu của khung hình phạt khung hình phạt
“Khi có ít nhất từ hai tình tiết được quy định ở Khoản 1, Điều 46 Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật". Quy định này được hiểu là chỉ được áp dụng chúng trong
trường hợp điều luật có từ hai khung hình phạt trở lên và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự khơng phải theo khung hình phạt nhẹ nhất. Nếu các khung hình phạt của điều luật được sắp xếp theo thứ tự l, 2, 3... và từ nhẹ nhất đến nặng nhất, thì theo quy định này khi có từ hai tình tiết giảm
nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự trở lên, Tịa án chỉ có thể quyết định một hình phạt trong khung hình phạt của Khoản 1, nếu người phạm tội bị xét xử theo Khoản 2; Tịa án chỉ có thể quyết định một hình phạt trong khung hình phạt của Khoản 2, nếu người phạm tội bị xét xử theo Khoản 3...
Ví dụ: Một người phạm tội trộm cắp tài sản và có từ hai tình tiết giảm
nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự trở lên, thì việc áp dụng quy định trên đây của Điều 47 Bộ luật hình sự như sau:
- Nếu người phạm tội bị xét xử theo Khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự về tội trộm cắp tài sản, thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới hai năm tù, nhưng phải trong khung hình phạt của Khoản 1. Cụ thể là chỉ được phạt tù từ sáu tháng đến dưới hai năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
- Nếu người phạm tội bị xét xử theo Khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự về tội trộm cắp tài sản thì, Tịa án có thể quyết định đối với họ một hình phạt tù dưới 7 năm, nhưng phải trong khung hình phạt của Khoản 2. Cụ thể là chỉ được phạt tù từ 2 năm đến dưới 7 năm.
3.2. Đối với trường hợp chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn
"Trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn". Quy định này được hiểu như sau:
3.2.1. Đối với hình phạt tù có thời hạn
Theo quy định tại Điều 33 của BLHS về hình phạt tù có thời hạn, mức tối thiểu của loại hình phạt này là ba tháng tù. Do đó, trong mọi trường hợp khi quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định mức thấp nhất của khung hình phạt là trên ba tháng tù, thì khơng được quyết định mức hình phạt tù dưới ba tháng; nếu mức thấp nhất của khung hình phạt là ba tháng tù, thì chỉ có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Ví dụ 1: Một người bn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị 40 triệu đồng thuộc Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự, có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự trở lên, thì đối với họ chỉ có thể quyết định một hình phạt tù từ ba tháng đến
dưới sáu tháng hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng giam giữ).
3.2.2. Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ
Theo quy định tại Điều 31 của BLHS về hình phạt cải tạo khơng giam giữ, mức tối thiểu của loại hình phạt này là sáu tháng. Do đó, trong mọi trường hợp khi quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, không được quyết định mức hình phạt cải tạo khơng giam giữ dưới sáu tháng.
3.2.3. Đối với hình phạt chính là phạt tiền
Theo quy định tại Điều 30 của BLHS về hình phạt tiền, mức tối thiểu là một triệu đồng. Do đó, trong mọi trường hợp khi quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, khơng được quyết định mức hình phạt tiền dưới một triệu đồng. Nếu mức thấp nhất của những hình phạt là một triệu đồng, thì chỉ có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là cảnh cáo.
Chú ý: Theo quy định tại Điều 47 BLHS, thì việc quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của BLHS chỉ áp dụng đối với các hình phạt chính mà khơng áp dụng đối với hình phạt bổ sung. Bởi vì, đối với hình phạt bổ sung khơng thể có nhiều khung hình phạt, và các hình phạt bổ sung khơng tạo thành một hệ thống được sắp xếp theo một trật tự tăng dần về tính nghiêm khắc như hình phạt chính. Do đó, khơng thể có quy định chuyển sang 1 hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Câu 1: Các căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự Việt Nam? Câu 2: Phân biệt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Câu 3: Phân tích quy định của pháp luật về việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật.
Câu 4: A phạm tội cướp tài sản bị Tòa án tuyên phạt 20 năm tù. Khi chấp hành bản án được 3 năm, A lại bị xử tiếp về tội giết người với mức án là 15 năm tù. Anh chị hãy vận dụng quy định tại Điều 51 BLHS tổng hợp hình phạt chung cho A.
CHƯƠNG 15