Hình phạt chỉ áp dụng đối với người có hành vi phạm tộ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 31 - 32)

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT 1 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2.2.4. Hình phạt chỉ áp dụng đối với người có hành vi phạm tộ

Điều 2 BLHS năm 1999 qui định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Luật hình sự qui định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Hình phạt được thể hiện là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội. Tức là chỉ những trường hợp khi người nào đó thực hiện một tội phạm cụ thể do luật hình sự qui định, thì Tịa án mới có thể quyết định một loại và mức hình phạt cụ thể do luật qui định áp dụng đối với người thực hiện tội phạm đó. Cho nên, hình phạt phải được áp dụng đối với chính người thực hiện tội phạm, tức là đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm. Do vậy, hình phạt trong mọi trường hợp, khơng thể được áp dụng đối với các thành

viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội. Ngay cả trong những trường hợp người phạm tội lẩn tránh hình phạt. Phạt tiền hay tịch thu tài sản cũng chỉ được áp dụng đối với người phạm tội, tức là nhằm vào tài sản của chính người phạm tội. Dấu hiệu này nói lên tính chất cá nhân của hình phạt.

Trách nhiệm hình sự và hình phạt tuy có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng là hai khái niệm riêng biệt.

Trách nhiệm hình sự với tính cách là quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và người phạm tội phát sinh từ thời điểm tội phạm được thực hiện, nghĩa là phát sinh trước thời điểm Tòa án tuyên bản án và hình phạt. Cịn hình phạt với tính cách là chế tài hình sự, chỉ xuất hiện sau khi Tịa án tun bản án và hình phạt và chỉ được thi hành khi bản án đó đã có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, mặc dù trong phần lớn các trường hợp, trách nhiệm hình sự được thực hiện thơng qua việc áp dụng hình phạt, nhưng cũng có những trường hợp trách nhiệm hình sự được thực hiện thơng qua các biện pháp khác có tính chất cưỡng chế hình sự, ví dụ như đối với những trường hợp được tha miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt. Hơn nữa, cơ sở của trách nhiệm hình sự là hành vi phạm tội được luật hình sự qui định, cịn đối với hình phạt, thì ngồi cơ sở trên, hình phạt cịn được quyết định căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, những yếu tố này được qui định tại các điều tại Chương V hình phạt, Chương VI các biện pháp tư pháp, chương VII quyết định hình phạt.

Nếu so sánh TNHS và hình phạt thì giữa chúng đều là trách nhiệm pháp lý- là một trong các biện pháp cưỡng chế hình sự áp dụng đối với người phạm tội. TNHS có thể được áp dụng từ giai đoạn khởi tố, truy tố bởi các cơ quan có thẩm quyền là cơ quan điều tra, cơ quan Viện kiểm sát, cơ quan Tịa án. Trách nhiệm hình sự có nội dung rộng hơn bao gồm cả các hình phạt, các biện pháp tư pháp, án treo vv... Hình phạt chỉ do Tịa án áp dụng ở giai đoạn xét xử.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật hình sự: Phần 2 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)