2.1. Tịch thu vật, tiền (tài sản) trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41 BLHS)
Theo quy định tại Điều 41 BLHS chỉ tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong các trường hợp sau:
- Công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã dùng vào việc phạm tội. Ví dụ như con dao dùng để giết người, chiếc thuyền hoặc chiếc ghe chở hàng lậu.
- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có. Ví dụ số tiền nhận của hối lộ.
- Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. Ví dụ, ma túy, vũ khí quân dụng... - Vật, tiền thuộc sở hữu của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm.
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép mà chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp khơng có lỗi đối với việc sử dụng vào việc phạm tội thì khơng tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu.
2.2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Điều 42 BLHS) xin lỗi (Điều 42 BLHS)
- Trả lại tài sản: Những tài sản mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thuộc sở hữu của người khác mà họ khơng có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm hoặc những tài sản mà người phạm tội có được bằng hành vi chiếm đoạt. Ví dụ chiếc ti vi là tài sản trộm cắp trả lại cho người bị hại.
Nếu người phạm tội hoặc người khác mua lại tài sản có được bằng hành vi chiếm đoạt sau đó đã đầu tư, sửa chữa, cải tạo nâng cao giá trị sử dụng của tài sản thì có được người bị hại hoàn trả số tiền đã đầu tư sửa chữa tài sản đó khơng?
- Sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại: Đối với những tài sản trên bị hư hỏng hoặc mất mát thì người phạm tội phải sửa chữa và bồi thường.
Nếu người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần thì phải bồi thường vật chất (mới) hoặc buộc công khai xin lỗi người bị hại.
2.3. Bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 BLHS)
- Đối tượng áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh: Là người
Người mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu TNHS nhưng Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định đưa họ vào cơ sở chuyên khoa chữa bệnh hoặc giao cho gia đình hoặc người giám hộ trơng nom dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nếu trong khi phạm tội họ có NLTNHS, trước khi kết án họ mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Tịa án quyết định đưa họ vào cơ sở chuyên khoa để chữa bệnh sau khi khỏi bệnh có thể phải chịu TNHS.
Nếu họ mắc bệnh như trên trong thời gian chấp hành hình phạt thì Tịa án quyết định đưa họ vào cơ sở chuyên khoa chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người đó có thể tiếp tục chấp hành hình phạt.
- Thẩm quyền đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh: Do Viện kiểm sát hoặc Tòa án tùy giai đoạn tố tụng khi ra quyết định
thi hành.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Câu 1: Nêu và phân tích khái niệm hệ thống hình phạt.
Câu 2: Phân biệt hình phạt quản chế với hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Câu 3: Phân biệt hình phạt tịch thu tài sản với biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm.
Câu 4: Trình bày quy định của luật hình sự về hình phạt tử hình. Câu 5: Trình bày nội dung và ý nghĩa của các biện pháp tư pháp.
CHƯƠNG 14