Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN NISSIN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 67 - 70)

Chương IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Để đánh giá được mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành khảo sát 314 người tiêu dùng phân loại theo năm nhóm tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đã có 314 bảng câu hỏi được phát ra. Sau khi thu nhập, tác giả sử dụng cách kiểm tra trên phần mềm excel để loại bỏ những quan sát sai và không phù hợp. Qua đó có 14 quan sát bị loại bỏ do sai lỗi khi trả lời bảng câu hỏi. Như vậy có 300 quan sát phù hợp để phân tích dữ liệu.

Trong số 300 đáp viên, có 123 người là nhân viên văn phịng chiếm 41% , cơng nhân 60 người chiếm 20%, HS-SV 49 người chiếm 16,3% nội trợ chiếm 6,7% và còn lại là đối tượng khác chiếm 16%:

Bảng 4.1: Cơ cấu nghề nghiệp của đối tượng quan sát

Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)

NVVP 123 41 Công nhân 60 20 HS –SV 49 16.3 Nội trợ 20 6.7 Khác 48 16 Tổng 300 100

Nguồn: số liệu khảo sát, 2016

Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất nằm trong khoảng 26-35 chiếm 48% đây cũng là lứa tuổi đại diện cho quyết định tiêu dùng sản phẩm mì ăn liền trong gia đình, nhóm tuổi 16-25 chiếm 25,3%, nhóm tuổi 36-45 chiếm 19,3%, trên 45 chiếm 5% và dưới 18 tuổi chiếm 2,4%.

Bảng 4.2 :Cơ cấu độ tuổi của đối tượng phỏng vấnĐối tượng Số lượng Tỷ lệ (%) Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới 18 6 2.4 18 -25 76 25.3 26 -35 144 48 36-45 59 19.3 Trên 45 15 5 Tổng 300 100

Nguồn: số liệu khảo sát, 2016

Hình 4.2: Cơ cấu độ tuổi của đối tượng phỏng vấn

Về thu nhập thu nhập từ 4-6 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 37,7% chủ yếu là đối tượng công nhân, kế đến là mức thu nhập từ 6-10 triệu chiếm 28,7 % chủ yếu là đối tượng nhân viên văn phòng và người bn bán tạp hóa, mức 2-4 triệu chiếm 15,7% chủ yếu rơi vào đối tượng đáp viên công nhân và nội trợ, mức dưới 2 triệu là học sinh, sinh viên chiếm 13%, còn lại 5% là đối tượng

Bảng 4.3: Cơ cấu thu nhập của đối tượng phỏng vấnĐối tượng Số lượng Tỷ lệ (%) Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)

< 2 triệu 39 13 2 - 4 triệu 47 15.7 4 - 6 triệu 113 37.7 6 - 10 triệu 86 28.7 > 10 triệu 15 4.9 Tổng 300 100

Nguồn: số liệu khảo sát, 2016

Hình 4.3 Cơ cấu thu nhập của đối tượng phỏng vấn

Đa số đối tượng được phỏng vấn biết đến thương hiệu mì ăn liền Nissin thông qua quảng cáo trên tivi là 135 người chiếm 45%, qua internet mạng xã hội 60 người chiếm 20%, qua khuyến mãi dùng thử chiếm 11,3%, qua bạn bè người thân chiếm 11%, qua phương tiện khác chiếm 12,7%

Bảng 4.4 : Cơ cấu phương tiện thơng tin nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin của đáp viên

Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)

QC Tivi 135 45 Internet, mạng xã hội 60 20 Khuyến mãi, dùng thử 34 11.3 Bạn bè, người thân 33 11 Phương tiện khác 38 12.7 Tổng 300 100

Nguồn: số liệu khảo sát, 2016

Hình 4.4: Cơ cấu phương tiện thơng tin nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin của đáp viên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN NISSIN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 67 - 70)