Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN NISSIN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 78 - 79)

Chương IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Xây dựng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM và các nhân tố tác động đến quyết

4.2.2.2 Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc

Trong mơ hình đề xuất bên cạnh các biến độc lập là các khái niệm đa hướng, ta còn phải kiểm tra độ hội tụ của của biến phụ thuộc hay các biến đơn hướng. Khái niệm đơn hướng là quyết định mua hàng đối với thương hiệu mì ăn liền Nissin được biểu diễn bằng các biến DC1 (Tơi muốn mua mì Nissin dùng thử), DC2 (Tơi sẽ tham khảo ý kiến người thân khi mua mì Nissin), DC3 (Tơi sẽ mua Nissin thay thế thương hiệu đang dùng), DC4 (Tôi sẽ tiếp tục mua mì ăn liền nếu tơi thấy hài lịng). Ta tiến hành thực hiện phân tích nhân tố cho khái niệm đơn hướng này như sau:

Phân tích nhân tố với các biến khái niệm quyết định mua hàng của người tiêu dùng đối thương hiệu mì ăn liền Nissin, ta có kết quả như sau:

Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộcBiến quan sát Hệ số Biến quan sát Hệ số DC1 .802 DC2 .708 DC4 .806 Phương sai trích 59.817 Eigenvalues 1.794 KMO 0.642 Sig 0.000

Nguồn: số liệu khảo sát, 2016

Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc cho thấy, giá trị hệ số KMO là 0.642, lớn hơn mức 0.5, kiểm định Bartlet's cho giá trị sig.=0.000, điều này cho thấy việc phân tích nhân tố là đảm bảo độ tin cậy. Biến DC3 có hệ số tương quan biến tổng <0.5 nên bị loại khỏi thang đo quyết định mua hàng.

Hệ số phương sai trích đối với phân tích đạt giá trị trên 50%, và bằng 59.817 cho thấy các nhân tố được đưa ra từ phân tích có thể giải thích được 59.817 % sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu.

Hệ số Eigenvalues thể hiện được tính hội tụ của phép phân tích, giá trị này đối với nhân tố bằng 1.794 > 1 cho thấy sự hội tụ cao của nhân tố được đưa ra từ phép phân tích nhân tố. Khác với phân tích biến độc lập, biến phụ thuộc chỉ đưa ra 1 nhân tố từ phép phân tích, và điều này cho thấy các biến quan sát trong thang đo quyết định mua hàng có khả năng biểu diễn tốt đối với khái niệm về quyết định mua hàng của khách hàng đối với thương hiệu mì ăn liền Nissin.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN NISSIN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 78 - 79)