Hình 4.2: Tăng trƣởng GDP của Việt Nam 2008 - 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2008 - 2010
Qua biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước không đồng đều. Năm 2009 do vẫn còn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,3%, giảm 0,9% so với năm 2008. Tuy nhiên, năm 2010 đã khôi phục trở lại tăng 1,2% so với năm 2009 và tăng 0,3% so với năm 2008. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước vẫn đang đạt mức tương đối cao.
Bảng 4.7: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994
Đơn vị: %
Phân theo khu vực kinh tế Năm 2009 Năm 2010
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,82 2,78
Công nghiệp và xây dựng 5,52 7,70
Dịch vụ 6,63 7,75
Tổng số 5,32 6,78
Qua bảng thống kê trên ta thấy tổng sản phẩm trong nước tăng dần qua từng năm. Trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao đạt 5,52 vào năm 2009 và 7,70 vào năm 2010 tăng 39,49% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng khá cao với nguyên nhân chính do kinh tế phục hồi. Xét riêng đối với TP Cần Thơ là trung tâm hành chính lớn nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tăng trưởng kinh tế của TP giai đoạn 2004 - 2008 ổn định, bình quân 15,64% so với mức tăng bình quân 12,6% của toàn khu vực, đóng góp 10,9% giá trị GDP toàn vùng. Tốc độ đô thị hóa của Cần Thơ vào khoảng 10%/năm so với tốc độ đô thị hóa bình quân chung 4,35%/năm của toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Những yếu tố trên tạo nền tảng ổn định cho kinh tế Cần Thơ tăng trưởng trong thời gian tới. Vào ngày 26/8/2009, TP. Cần Thơ được chính thức công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương. Do đó, Thành phố sẽ tiếp tục phất triển với nhiều công trình kiến trúc mới, nhà ở nâng cấp ngày một khang trang. Đây là tiềm năng cho sự phát triển của thị trường bất động sản Cần Thơ. Trong đó có ngành vật tư, đang trong tình trạng cung không đủ cầu.
Trong những năm qua, Thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành tựu quan trọng trên phương diện kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm qua của Cần Thơ đạt tỉ lệ khá cao so với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố năm 2010 ước đạt 15,04%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ nông nghiệp còn 10%. Hiện GDP bình quân 1.950 USD/người, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 4,67%.
Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận Quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước. Do việc vận dụng các cơ chế đúng đắn, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên Cần Thơ thu hút mạnh vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Hiện đa số các doanh nghiệp ở Cần Thơ đã thích nghi với cơ chế mới, mạnh dạng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị nên sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thâm nhập được vào thị trường Quốc tế.
4.4.3 Văn hóa – xã hội
Người dân Việt Nam coi trọng các giá trị truyền thống văn hóa như: Nhớ ông bà tổ tiên, giúp đỡ người hoạn nạn….do đó, các doanh nghiệp muốn tạo lợi thế cạnh tranh nên tập trung tạo cho mình một hình ảnh nhận diện thương hiệu như: Doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong công tác xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người nghèo khổ….như vậy thương hiệu của doanh nghiệp sẽ in sâu vào tâm trí khách hàng. Đời sống người dân ngày một cãi thiện, nên nhu cầu ở là tất yếu, đa số họ rất quan tâm đến việc xây dựng nhà ở đẹp, kiên cố, độc đáo nên rõ ràng đây là một thị trường rất tiềm năng.
4.4.4 Tình hình dân số
Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng dân số ổn định với tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 1999 – 2009 là 0,7 %. Dân số dưới mức nghèo Đạt 10% (2010). Mức nghèo của Việt Nam giảm từ hơn 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% trong năm 2010. Điều này chứng tỏ đời sống của người dân đang được cải thiện rõ rệt đây là cơ hội cho các xây dựng và dịch vụ phát triển.
4.4.5 Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông vận tải : Cần thơ là Thành phố cửa ngỏ có vi ̣ trí đi ̣a lý rất thuận lợi : Nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long , trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên , bán đảo Cà Mau , Đồng Tháp Mười và TP. Hồ Chí Minh, vấn đề còn la ̣i là Cần Thơ cần ta ̣o dựng những "trung tâm" đủ mạnh làm đầu mối cho các tỉnh trong vùng . Điều đó có nghĩa , mạng lưới giao thông nơi đây phả i có sự gắn kết với toàn vùng . Không thể chỉ có quốc lô ̣ 1A, không thể để cảng biển "đóng cửa" với tàu tro ̣ng tải trên 10.000 tấn, cũng không thể để sân bay nằm im với những chuyến bay nội địa… . Từ tầm nhìn này , hàng loạt các công trình , dự án tầm cỡ đã và đang được triển khai để biến Cần Thơ thành Thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mê Kông . Cầu Mỹ Thuâ ̣n đã vượt qua sông Tiền, cầu Cần Thơ nối liền đôi bờ sông Hâ ̣u và là cây cầu dây văng lớn nhất Viê ̣t Nam và Đông Nam Á , sân bay Quốc tế. Tiếp đó, Cần Thơ sẽ xây dựng cảng biển Quốc tế ... Để từ đây , đường hàng không , đường bô ̣, đường biển và đường sông hoàn chỉnh sẽ ta ̣o nên thế liên hoàn về giao thông giữa thành ph ố Hồ
Chí Minh - Cần Thơ - Campuchia, với tam giác kinh tế Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang.
Giao thông vận tải đƣờng bộ
Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông của ĐBSCL. Những năm gần đây cơ sở hạ tầng trong Thành phố phát triển khá và đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ phát triển nhanh. Giao thông nội ô ở các quận, huyện đang được nâng cấp, sữa chữa. Các tuyến giao thông liên quận, huyện được mở rộng và xây dựng thêm những tuyến đường mới. Trên cơ bản TP Cần Thơ đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng đây là yếu tố quan trọng không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn ảnh hưởng tích cực đến chiến lược phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng tại TP Cần Thơ.
Giao thông vận tải đƣờng sông
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi chằng chịt. TP. Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy do vị trí nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6 quốc gia. Ngoài ra, Thành phố Cần Thơ còn có cảng Cần Thơ là cảng Quốc tế lớn nhất vùng ĐBSCL và 2 cảng nữa là cảng Trà Nóc và cảng Cái Cui . Từ thế mạnh tự nhiên , việc vận chuyển hàng hoá bằng đường sông cũng khá thuận lợi đối với những hàng hoá cồng kềnh và nặng không thể vận chuyển bằng đường bộ.
Giao thông vận tải đƣờng hàng không
Cần thơ vừa khánh thành sân bay đạt chuẩn Quốc tế, đây là sân bay lớn nhất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sân bay hiện đã hoàn thành xong công việc cải tạo, chính thức đưa vào hoạt động với các đường bay trong và ngoài nước. Trong tương lai sẽ mở rộng ra với các đường bay xa hơn, đây là lợi thế mới cho Thành phố Cần thơ nói chung và các ngành khác nói riêng.
Hệ thống thông tin liên lạc
Cần Thơ xây dựng đươ ̣c hê ̣ thống thông tin đa ̣i chúng , bưu chính - viễn thông hiê ̣n đa ̣i , tạo điều kiện tốt nhất cho giao thương giữa Thành phố với các
thông của Thành phố Cần Thơ hiện đại, gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện và hơn 90 bưu cục đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới. Mạng lưới Internet qua đường truyền ADSL đã triển khai rộng khắp các quận trong Thành phố.
4.4.6 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Ngày nay tốc độ phát triển của môi trường khoa học, công nghệ rất mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến các ngành công nghệ và xây dựng. Tp. Cần Thơ đang triển khai chương trình đầu tư hơn bốn nghìn tỷ đồng phát triển công nghệ cao từ nay đến năm 2020, trong đó 70% số vốn được huy động ngoài ngân sách, phấn đấu trở thành trung tâm công nghệ cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
4.1.2.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Từ những phân tích trên và thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia xác định được 12 yếu tố bên ngoài bao gồm cả cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang - HAMACO.
Cơ hội :
Tăng trưởng ngành cao
Thị trường bất động sản tại Cần Thơ đang phát triển mạnh
Thu nhập của người dân tăng cao
An ninh chính trị ổn định
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện
Nguy cơ :
Cạnh tranh gay gắt
Nhu cầu khách hàng ngày càng cao
Thiếu nguồn lao động có chuyên môn
Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao
Nền kinh tế lạm phát
Việt nam là nước đang phát triển về mọi mặt
Bảng 4.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty HAMACO
STT Các yếu tố bên ngoài quan trọng Mức độ Phân loại quan trọng Số điểm
1 Tăng trưởng ngành cao 0,106 3 0,318
2 ĐBSCL là trung tâm của khu vực miền Nam 0,100 4 0,400
3 Thu nhập của người dân tăng cao 0,075 4 0,300
4 Cạnh tranh gay gắt 0,050 2 0,100
5 Nhu cầu khách hàng cao 0,105 4 0,420
6 Thiếu nguồn lao động có chuyên môn 0,050 2 0,100
7 Nền kinh tế đang lạm phát 0,102 2 0,204
8 Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao 0,105 3 0,315
9 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng 0,065 3 0,195
10 An ninh – chính trị ổn định 0,105 2 0,210
11 Sự xuống cấp của các công trình 0,047 2 0,094
12 Việt nam là nước đang phát triển về mọi mặt 0,090 3 0,270
Tổng cộng 1,00 2,926
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp ý kiến của các chuyên gia, 2011
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của công ty HAMACO là 2,926 cho thấy khả năng phản ứng của công ty trước sự thay đổi của môi trường bên ngoài là khá tốt. Điều này cho thấy công ty đã tận dụng được các cơ hội và tối thiểu hóa các đe dọa của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên công ty còn chưa phản ứng tốt với các yếu tố như sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế gặp khó khăn, thiếu nguồn lao động có chuyên môn và nhu cầu của nền kinh tế hiện nay.
Hình 4.3 : Tiêu thụ VLXD theo từng thị trường năm 2008-2010
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Marketing Công ty CPVT Hậu Giang)
Qua phân tích môi trường vĩ mô ở trên cũng như biểu đồ tình hình tiêu thụ VLXD, ta thấy Cần Thơ là trung tâm kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long kết hợp với cơ sở hạ tầng đang ngày một hoàn thiện, giao thông thuận lợi nên Cần Thơ đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là thị trường mục tiêu của công ty.
4.5 Chiến lƣợc Marketing
Qua kết quả phân tích từ ma trận SWOT để thấy được cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. Từ đó chiến lược Marketing được hình thành nhằm tận dụng cơ hội bên ngoài, điểm mạnh bên trong để khắc phục điểm yếu và hạn chế các nguy cơ của công ty. Cụ thể, để khắc phục các điểm yếu như về chiêu thị, nét đặc thù, tính chuyên nghiệp còn yếu, cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt thêm vào đó nhu cầu khách hàng ngày càng cao vì thu nhập của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để chiến lược Marketing đạt hiệu quả cao nhất ta cần lựa chọn ra những chiến lược cần thiết và hiệu quả nhất cho công ty.
Lựa chọn chiến lƣợc
Sau khi phân tích ma trận SWOT có hai nhóm chiến lược có 2 phương án lựa chọn đó là chiến lược SO và ST. Do đó, bước tiếp theo là lựa chọn chiến lược để chọn ra phương án nào là phương án tối ưu nhất để thực hiện.
Bảng 4.9: Ma trận QSPM của công ty HAMACO (Nhóm chiến lược SO) Các yếu tố quan trọng Phân
loại
Chiến lược có thể thay thế Thâm nhậpTT Phát triển TT
AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong
Trình độ nhân sự 2 2 4 3 6 Khả năng tài chính 3 4 12 4 12 Giá cả - dịch vụ 3 3 9 3 9 Chiêu thị 2 4 8 4 8 Vị trí 4 3 12 3 12 Phân phối 2 3 6 2 4
Nghiên cứu và phát triển 2 2 4 3 6
Cơ sở vật chất 3 4 12 4 12
Tính chuyên nghiệp 3 3 9 3 9
Nét đặc thù 2 2 4 3 6
Thương hiệu 3 4 12 4 12
Các yếu tố bên ngoài
Tăng trưởng ngành cao 3 4 12 4 12
ĐBSCL là trung tâm của khu vực miền Nam 4 4 16 4 16 Thu nhập của người dân tăng cao 4 3 12 3 12
Cạnh tranh gay gắt 2 2 4 3 6
Nhu cầu khách hàng cao 3 4 12 4 12
Thiếu nguồn lao động có chuyên môn 2 2 4 2 4
Nền kinh tế đang lạm phát 2 2 4 2 4
Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao 3 2 6 2 6
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng 4 3 12 4 16
An ninh – chính trị ổn định 2 2 4 2 4
Sự xuống cấp, quá tải của các công trình 2 2 4 2 4 Việt nam là nước đang phát triển về mọi mặt 3 3 9 3 9
Bảng 4.10: Ma trận QSPM của công ty HAMACO (Nhóm chiến lược ST) Các yếu tố quan trọng Phân
loại
Chiến lược có thể thay thế Phát triển SP KH phía sau AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong
Trình độ nhân sự 2 3 6 4 8 Khả năng tài chính 3 4 12 3 9 Giá cả - dịch vụ 3 3 9 2 6 Chiêu thị 2 4 8 3 6 Vị trí 4 3 12 2 8 Phân phối 2 2 4 3 6
Nghiên cứu và phát triển 2 4 8 3 6
Cơ sở vật chất 3 3 9 3 9
Tính chuyên nghiệp 3 4 12 4 12
Nét đặc thù 2 3 6 3 6
Thương hiệu 3 4 12 3 9
Các yếu tố bên ngoài
Tăng trưởng ngành cao 3 4 12 3 9
ĐBSCL là trung tâm của khu vực miền Nam 4 4 16 3 12 Thu nhập của người dân tăng cao 4 4 16 4 16
Cạnh tranh gay gắt 2 3 6 3 6
Nhu cầu khách hàng cao 3 4 12 4 12
Thiếu nguồn lao động có chuyên môn 2 2 4 4 8
Nền kinh tế đang lạm phát 2 2 4 3 6
Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao 3 3 9 3 9
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng 4 4 16 2 8
An ninh – chính trị ổn định 2 3 6 2 4
Sự xuống cấp của các công trình 2 3 6 3 6
Việt nam là nước đang phát triển về mọi mặt 3 4 12 3 9
Cộng tổng số điểm hấp dẫn 217 190
Qua kết quả tính toán từ các ma trận QSPM, xét trong từng nhóm chiến lược riêng biệt, chiến lược nào có cộng số điểm hấp dẫn cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn để thực hiện, cụ thể như sau:
Bảng 4.11: Các chiến lược được ưu tiên lựa chọn
Chiến lƣợc có thể thay thế Cộng tổng số điểm hấp dẫn Chiến lƣợc đƣợc chọn Nhóm chiến lƣợc SO -Thâm nhập thị trường 119 Phát triển thị trường -Phát triển thị trường 201 Nhóm chiến lƣợc ST -Phát triển sản phẩm 217 Phát triển sản phẩm -Kết hợp về phía sau 190 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ các ma trận QSPM, 2011
Tóm lại, thông qua kết quả phân tích ma trận SWOT và các ma trận QSPM, trong giai đoạn này công ty HAMACO nên thực hiện các chiến lược, đó