Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 63 - 95)

Hiện tại, Thành phố Cần Thơ có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật tư. Tính đến tháng 8/2011, trên địa bàn cả nước có khoảng 200 công ty kinh doanh trong lĩnh vực vật tư, trong đó có trên 50 công ty quy mô lớn và có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các công ty và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 4.4: Một số đối thủ cạnh tranh chính của HAMACO

Lĩnh Vực Vật liệu xây dựng Gas Nhớt

1 Cty TNHH Quang Giàu Gas Cường Thịnh Casstrol 2 Cty TNHH Linh Phượng. Gas Bình Minh BP 3 Cty TNHH Phan Thành Gas Hakia. Sell. 4 Cty Thương nghiệp Bạc Liêu. Gas Huy Hoàng Vistra 5 Cty TNHH SMC (TP. HCM)

6 DNTN Tấn Lộc (Sóc Trăng) 7 Cty Thép Sông Hậu.

Nguồn: phòng Marketing công ty HAMACO

Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh VLXD ở ĐBSCL nói chung và ở TPCT nói riêng có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Do đó tình hình cạnh tranh có nhiều phức tạp. Nhưng nếu xét trên qui mô và thị phần thì có thể nói là chỉ có: Công ty TNHH Phan Thành, Linh phượng, Quang Giàu là có thể cạnh tranh trực tiếp được với Công ty CPVT Hậu Giang. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp với với các ban lãnh đạo của Công ty HAMACO nhận thấy một số điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ canh tranh qua bảng sau:

Bảng 4.5: Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Công ty Điểm mạnh Điểm yếu

Công ty TNHH

Phan Thành

– Chất lượn sản phẩm tốt

– Thương hiệu tốt, có được niềm tin với khách hàng

– Có kênh phân phối rộng và đội ngủ bán hàng chuyên biệt.

– Có nhiều chương trình chăm sóc khách hàng

– Quan hệ với khách hàng tốt

– Giá bán cao

– Công nghệ chưa được đầu tư – Khả năng về tài chính còn yếu – Đội ngũ nhân viên non trẽ chưa

có kinh nghiêm Công ty TNHH Quang Giàu – Chất lượng sản phẩm tốt – Có những chương trình chăm sóc khách hàng tốt – Thị trường còn nhỏ hẹp. – Nguồn vốn còn thấp.

– Lệ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng.

– Giá bán cao

– Chưa có mối quan hệ tốt với khách hàng

Công ty TNHH

Linh Phƣợng

– Có nhiều chương trình chăm sóc khách hàng

– Giá bán thấp

– Hoạt động chiêu thị rộng

– Thi trường còn nhỏ hẹp – Nguồn vốn thấp

– Chất lượng sản phẩm chưa được cao

– Công nghệ chưa được đầu tư – Niềm tin của khách hàng đối với

Với thị phần 30% thì có thể thấy rằng Công ty CPVT Hậu Giang đang dẫn đầu ở thị phần ĐBSCL kế đó là Công ty TNHH Phan Thành chiếm 26%, Công ty TNHH Quang Giàu 18%, Công ty TNHH Linh Phượng 14% và Công ty khác chiếm 12%. Ta thấy rằng số thị phần mà Công ty đang chia cho Công ty TNHH Phan Thành tương đối lớn 26% cho thấy đây là một đối thủ mạnh nếu Công Ty không đề phòng thì rất có thể Công ty Phan Thành vượt lên trên để cạnh tranh vị trí dẫn đầu, đây cũng là nguy cơ rât lớn đối với Công ty để giữ dững lợi thế là người dẫn đầu thị trường, vì thế trong tương lai Công ty cần chú trọng quan tâm hơn nữa về đối thủ cạnh tranh, có những biện pháp gia tăng thị phần làm cho miến bánh thị trường của Công ty lớn ra một phần làm cho đối thủ e dè khi đối đầu trực tiếp với Công ty mặt khác làm cho các đối thủ tìm ẩn ngạy khi tham gia vào thị trường này vì sư canh canh rất lớn. Qua đó giúp Công ty bảo vệ thị phần và vị trí dẫn đầu của mình.

Hình 4.1: Thị phần của Công ty so với đối thủ cạnh tranh khu vực Cần Thơ

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Marketing Công ty CPVT Hậu Giang)

Phân tích SWOT

Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đã đặt ra rất nhiều thách thức nhưng bù lại với chính sách kích cầu và mở cửa của nhà nước đã tạo ra cơ hội mới.Vì vậy, việc phân tích ma trận SWOT nhằm tận dụng cơ hội và né tránh thách thức bằng cách phát huy những

điểm mạnh của công ty cũng như khắc phục những điểm yếu mà công ty đang gặp phải.

Bảng 4.6: Ma trận SWOT của công ty HAMACO

SWOT

S: ĐIỂM MẠNH

S1: Là công ty cổ phần nhà nước dược sụ hỗ trợ từ các cơ quan lãnh đạo.

S2: Vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất hiện đại

S3: Công ty có quan hệ hầu hết các nguồn hàng trong nước.

S4: Đội ngũ nhân viên có trình độ cao, mang tính chuyên nghiệp.

S5: Khả năng tài chính của cty mạnh, giá cả - dịch vụ hợp lý.

S6: Thương hiệu công ty có uy tín trên thị trường.

W: ĐIỂM YÊU

W1: Chưa khai thác được hết các thị trường trong nước.

W2: Chiêu thị chưa hiệu quả

W3: hệ thống nhận diện thương hiệu còn yếu.

W4: Nghiên cứu và phát triển còn yếu

W5: Thu hồi nợ khó khăn, nhất là các công trình.

O: CƠ HỘI

O1: Nền kinh tế trong nước đang trên đà tăng trưởng cao và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

O2: Nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của người dân ngày càng cao.

Các chiến lƣợc SO

S1+S2+S3+O2+O3+O5

 Thâm nhập thị trường Tận dụng cơ hội thị trường còn nhiều tiềm năng để thâm nhập thị trường

S3+S4+S5+S6+O1+O3+O4+

Các chiến lƣợc WO

W2+W3+W4+O1+O5: Tận dụng cơ hội ngành dịch vụ đang tăng trưởng để kết hợp với các Công ty vận chuyển.

O3: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng O4: An ninh – chính trị ổn định

O5: Giao thông khu vực ngày càng hoàn thiện.

O5

Tận dụng cơ hội cơ sở hạ tầng hoàn thiện và khả năng tài chính mạnh để phát triển thị trường

 Phát triển thị trường

T: THÁCH THỨC

T1: Ngành nghề kinh doanh của công ty phụ thuộc vào thị trường và tình hình kinh tế chính trị thế giới.

T2: Nền kinh tế đang lạm phát T3: Cạnh tranh gay gắt

T4: Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao

T5: Yêu cầu của khách hàng cao

T6 : Con người dần chuyển sang các vật liệu thay thế không gay ô nhiễm môi trường, nhẹ, bền...

Các chiến lƣợc ST

T3+T5+S1+S3+S6

 Phát triển sản phẩm

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách và nâng cao khả nâng cạnh tranh của công ty.

T1+T3+S2+S3+S4

 Kết hợp về phía sau

Kết hợp với các trường Đại học, Cao đẳng…cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn cho công ty.

Các chiến lƣợc WT

W1+W4+W5+T1+T5 Sắp xếp lại bộ máy nhân sự để thúc đẩy hoạt động kinh doanh

 Tổ chức lại bộ máy nhân sự

Nhóm chiến lược SO

Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng: Thị trường bất động sản Cần Thơ đang phát triển mạnh kết hợp với cơ sở hạ tầng hoàn thiện và thu nhập người dân tăng cao đây là cơ hội cho công ty tăng thị phần cho các công trình kiến trúc, nhà ở bằng các nổ lực tiếp thị lớn hơn như tăng số lượng nhân viên, tăng chi phí quảng cáo, tăng các sản phẩm khuyến mãi rộng rãi hoặc gia tăng các nổ lực quảng cáo nhằm thu hút khách hàng hiện tại, mở rộng kinh doanh.

Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng: Tận dụng cơ hội thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển cùng với mức độ tăng trưởng nghành cao kết hợp với các thế mạnh mà công ty đang có để mở rộng thị trường cụ thể như Cần Thơ là trung tâm kinh tế của ĐBSCL kết hợp với cơ sở hạ tầng hoàn thiện và các điểm mạnh của công ty như giá cả hợp lý, sản phẩm chất lượng để phát triển thị trường nội địa. Để thực hiện chiến lược này công ty cần có bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận Marketing. Bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng hiện tại và tiềm năng còn đối với bộ phận Maketing sẽ hoạch định chiến lược về giá, sản phẩm, chính sách khuyến mãi, quảng cáo...sao cho phù hợp.

Nhóm chiến lược ST

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm: Đây là chiến lược tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ với mục đích nâng cao chất lượng và uy tín. Hiện nay công ty đang đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt, nhu cầu khách hàng tăng cao và và ngày càng có nhiều công ty cùng ngành mọc lên… Do đó, để cạnh tranh và hạn chế nguy cơ thì công ty nên đảm bảo chất lượng sản phẩm, dạng hóa các dịch vụ từ đó kết hợp với các điểm mạnh hiện có của công ty như khả năng tài chính mạnh, thương hiệu thì chiến lược này sẽ mang lại hiệu quả cao.

Chiến lƣợc kết hợp về phía sau: Hiện nay nguồn lao động có chuyên môn đang là thách thức cho Thành phố Cần Thơ nói chung và công ty nói riêng, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng trong khi môi trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn, đặc biệt là trình độ kỹ thuật. Do đó công ty cần phải kết hợp với các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành xây dựng, vật liệu trong khu vực nhằm nâng cao trình độ nhân sự bên cạnh đó tận dụng các điểm mạnh như về khả năng tài chính, cơ sở hiện đại và tính chuyên nghiệp chắc chắn đây sẽ là chiến lược mang lại sự khác biệt cho công ty.

Nhóm chiến lược WO

Chiến lƣợc kết hợp về phía trƣớc: nghiên cứu phát triển và đặc biệt là phân phối còn kém. Để khắc phục điểm yếu bên trong này công ty nên tận dụng

những cơ hội bên ngoài để khắc phục như kết hợp với các Công ty ở các tỉnh thành khác nhau kể cả các Công ty ở nước ngoài nhằm tăng khả năng về đa dạng hàng hoá cũng như khả năng huy động vốn. Chiến lược kết hợp về phía trước nhằm tìm kiếm khách hàng mới hay những nhà thầu lớn.

Nhóm chiến lược WT

Tổ chức lại bộ máy nhân sự: Nhân viên là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cũng là một trong những yếu tố cấu thành nên sự thành công của công ty. Vì thế, công ty nên sắp xếp lại tổ chức nhân sự như thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn cho nhân viên và kể cả lãnh đạo. Như vậy không những nâng cao trình độ cho nhân viên mà còn hạn chế được những thách thức bên ngoài như thiếu nguồn lao động có chuyên môn và nhu cầu khách hàng ngày càng cao đòi hỏi nhân viên phải có trình độ và chuyên môn nghề nghiệp.

4.3 Phân khúc thị trƣờng.

Công ty phù hợp với việc lựa chọn phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng mục tiêu. Mỗi nhà đầu tư và kinh doanh cần vạch cho mình những đối tượng khách phục vụ cụ thể, để có lối thiết kế phù hợp, như vậy mới đạt được sự tối ưu hóa lợi nhuận. Dựa vào kết quả phân tích và môi trường Marketing có thể xác định khách hàng mục tiêu của công ty HAMACO là các dự án có quy mô lớn. Với uy tín về chất lượng và nguồn lực dồi dào công ty đủ khả năng đáp ứng nhu cầu lớn và đòi hỏi về chất lượng cao.

4.4 Xác định thị trƣờng mục tiêu.

4.4.1 Tình hình an ninh – chính trị

Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở Cần Thơ được giữ vững đã tạo tiền đề thuận lợi cho Thành phố tiếp tục phát triển. Về vấn đề bảo đảm an toàn cho khách và an ninh trật tự được các ngành quan tâm và thực hiện tốt. Chính vì có sự quản lý tốt về mặt an ninh cũng như tình hình chính trị Thành phố Cần Thơ luôn ổn định đã góp phần vào việc hấp dẫn và tạo cảm giác an toàn cho du khách cũng như các nhà đầu tư. Hiện nay Việt Nam được xếp vào những nước

có nền chính trị ổn định cao bên cạnh đó Nhà Nước chú trọng phát triển thành càng phát triển mạnh mẽ.

4.4.2 Tình hình kinh tế

Hình 4.2: Tăng trƣởng GDP của Việt Nam 2008 - 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2008 - 2010

Qua biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước không đồng đều. Năm 2009 do vẫn còn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,3%, giảm 0,9% so với năm 2008. Tuy nhiên, năm 2010 đã khôi phục trở lại tăng 1,2% so với năm 2009 và tăng 0,3% so với năm 2008. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước vẫn đang đạt mức tương đối cao.

Bảng 4.7: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994

Đơn vị: %

Phân theo khu vực kinh tế Năm 2009 Năm 2010

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,82 2,78

Công nghiệp và xây dựng 5,52 7,70

Dịch vụ 6,63 7,75

Tổng số 5,32 6,78

Qua bảng thống kê trên ta thấy tổng sản phẩm trong nước tăng dần qua từng năm. Trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao đạt 5,52 vào năm 2009 và 7,70 vào năm 2010 tăng 39,49% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng khá cao với nguyên nhân chính do kinh tế phục hồi. Xét riêng đối với TP Cần Thơ là trung tâm hành chính lớn nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tăng trưởng kinh tế của TP giai đoạn 2004 - 2008 ổn định, bình quân 15,64% so với mức tăng bình quân 12,6% của toàn khu vực, đóng góp 10,9% giá trị GDP toàn vùng. Tốc độ đô thị hóa của Cần Thơ vào khoảng 10%/năm so với tốc độ đô thị hóa bình quân chung 4,35%/năm của toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Những yếu tố trên tạo nền tảng ổn định cho kinh tế Cần Thơ tăng trưởng trong thời gian tới. Vào ngày 26/8/2009, TP. Cần Thơ được chính thức công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương. Do đó, Thành phố sẽ tiếp tục phất triển với nhiều công trình kiến trúc mới, nhà ở nâng cấp ngày một khang trang. Đây là tiềm năng cho sự phát triển của thị trường bất động sản Cần Thơ. Trong đó có ngành vật tư, đang trong tình trạng cung không đủ cầu.

Trong những năm qua, Thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành tựu quan trọng trên phương diện kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm qua của Cần Thơ đạt tỉ lệ khá cao so với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố năm 2010 ước đạt 15,04%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ nông nghiệp còn 10%. Hiện GDP bình quân 1.950 USD/người, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 4,67%.

Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận Quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước. Do việc vận dụng các cơ chế đúng đắn, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên Cần Thơ thu hút mạnh vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Hiện đa số các doanh nghiệp ở Cần Thơ đã thích nghi với cơ chế mới, mạnh dạng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị nên sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thâm nhập được vào thị trường Quốc tế.

4.4.3 Văn hóa – xã hội

Người dân Việt Nam coi trọng các giá trị truyền thống văn hóa như: Nhớ ông bà tổ tiên, giúp đỡ người hoạn nạn….do đó, các doanh nghiệp muốn tạo lợi thế cạnh tranh nên tập trung tạo cho mình một hình ảnh nhận diện thương hiệu như: Doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong công tác xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người nghèo khổ….như vậy thương hiệu của doanh nghiệp sẽ in sâu vào tâm trí khách hàng. Đời sống người dân ngày một cãi thiện, nên nhu cầu ở là tất yếu, đa số họ rất quan tâm đến việc xây dựng nhà ở đẹp, kiên cố, độc đáo nên rõ ràng đây là một thị trường rất tiềm năng.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 63 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)