2. Tóm tắt nội dung VB Bài học đường đời đầu tiên:
BÀI 3: BẮT NẠT ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bắt nạt là xấu lắm Đừng bắt nạt, bạn ơi Bất cứ ai trên đời Đều không cần bắt nạt
(Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1: Đoạn trích trên trong văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2: Xác định thể loại của đoạn trích trên?
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng? Câu 4: Đoạn trích trên tác giả đã bày tỏ thái độ gì về hành vi bắt nạt?
Câu 5: Giả sử trong tình huống em bị bắt nạt em sẽ làm gì? GỢI Ý:
Câu 1: - Bài thơ “Bắt nạt”
-Tác giả: Nguyễn Hoàng Thế Linh. Câu 2: Thể loại: Thơ 5 chữ
Câu 3: Điệp ngữ “bắt nạt” lặp lại 3 lần.
- Tác dụng: đã nhắc nhở, thể hiện thái độ đối với thói xấu bắt nạt,… Câu 4: Thẳng thắn phê bình hành vi: Bắt nạt là xấu lắm.
- Đưa ra ý kiến, lời khuyên: Đừng bắt nạt, bạn ơi
- Nguyên nhân: Bất cứ ai trên đời/Đều khơng cần bắt nạt
Câu 5: Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm
trợ giúp từ bạn bè, thầy cơ, gia đình? (HS có thể lựa chọn cách ững xử cho phù hợp)
ĐỀ 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tại sao không học hát Nhảy híp - hóp cho hay
Thời gian trong một ngày Đâu đề dành bắt nạt
Sao không ăn mù tạt Đối diện thử thách đi Thử kẻ yếu làm gì Sao khơng trêu mù tạt?
Những bạn nào nhút nhát Thì giống là thỏ non Trơng đáng u đấy chứ Sao khơng u lại cịn…? (Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1: Tác giả đã đưa ra những gợi ý tốt nào thay vì bắt nạt?
Câu 2: Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.
Câu 3: Bài học nào rút ra từ văn bản “bắt nạt”? GỢI Ý:
Câu 1:- Những việc có thể làm thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp, ăn mù tạt, đối diện với thử thách…
- Sẵn sàng bênh vực những người yếu đuối nhút nhát: giống thỏ con, đáng yêu và cần nhận được sự yêu thương.
Câu 2: Khi bị bắt nạt: tâm sự với ông bà, bố mẹ, thầy cô… để nhận được sự giúp đỡ cần thiết.
- Khi bắt nạt người khác: nhận được lời khuyên nhủ, giảng giải của ông bà, bố mẹ, thầy cơ... , nhận thức được đó là hành vi xấu xí.
- Bài thơ đã giúp em hiểu được: cần phải tránh xa việc bắt nạt người khác, đồng thời khi thấy có người bị bắt nạt cần phải giúp đỡ họ.
Câu 3: Cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hồ đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.