- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
3 HS kể được một số công dụng của cây tre: làm nhà, giường, tủ, đũa…
4
Viết đoạn văn (từ 5-7 dịng) bày tỏ tình cảm về cây tre.
a. Đảm bảo hình thức 1 đoạn văn. Có tính sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ riêng về vấn đề miêu tả, xen các yếu tố so sánh, nhận xét phù hợp. Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. b. Xác định đúng vấn đề.
c.Triển khai hợp lý nội dung một đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác viết đoạn văn miêu tả, có thể viết đoạn theo các gợi ý sau:
Giới thiệu, đặc điểm của cây tre, tình cảm với cây, tình yêu thiên nhiên,…
ĐỀ 16: Cho đoạn văn sau:
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !”
(Trích “Cây tre Việt Nam” – Thép Mới)
Câu 1. Nêu xuất xứ của văn bản “Cây tre Việt Nam”.
Câu 2. Tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên và nêu tác
dụng.
Câu 3. Từ văn bản “Cây tre Việt Nam”, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) nêu
suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong trường lớp.
Câu 4. Hình ảnh “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” khiến em
nhớ đến truyền thuyết nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6 kì I ?
GỢI Ý:
Câu 1.
- Bài “Cây tre Việt Nam” của tác giả Thép Mới là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
Câu 2.
- Những câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa:
+ Gậy tre, chơng tre chống lại sắt thép của quân thù. + Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
+ Tre hi sinh để bảo vệ con người.
- Tác dụng:
+ Tre hiện lên như một chiến sĩ quả cảm góp phần to lớn vào cơng cuộc giữ nước, bảo vệ dân tộc Việt Nam.
+ Khắc họa được những phẩm chất của cây tre Việt Nam và niềm tự hào của tác giả về loài cây thân thuộc này.
Câu 3.
* Hình thức: một đoạn văn đủ số câu, đúng nội dung, có câu chủ đề, khơng sai lỗi chính tả, diễn đạt mạch lạc…
* Nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau: - Giải thích: thế nào là đồn kết?
- Phân tích, chứng minh sức mạnh của tinh thần đồn kết: + Tại sao phải đoàn kết?
+ Biểu hiện của đoàn kết trong trường, lớp. - Bình luận, đánh giá:
+ Ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong trường, lớp.
+ Phê phán, lên án những người chia rẽ, gây mất đoàn kết trong tập thể. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
Câu 4. Truyền thuyết “Thánh Gióng”.
ĐỀ 17: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Do ai sáng tác?
b) Tìm trong đoạn văn một câu hoặc một cụm từ có chứa phó từ, gạch chân phó từ. c) Chỉ ra thành phần chính trong câu văn: Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. d) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
e) Vẻ đẹp nào của tre được gợi ra từ đoạn văn trên ? GỢI Ý:
a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Cây tre Việt Nam”, tác giả Thép Mới.
b. Phó từ cũng: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. (Hoặc các phó từ: mọc
thẳng, lớn lên... Học sinh chỉ cần tìm đúng được 01 phó từ là được 1,0 điểm)
c. Học sinh chỉ đúng thành phần C-V trong câu văn: Rồi tre (C) lớn lên, cứng cáp, dẻo dai,
d. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Tre trơng thanh cao, giản dị, chí khí như
người: nhân hóa, tác dụng: Nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa tre và người. Tre
như một người bạn của con người, mang những phẩm chất tốt đẹp của con người.
e. Tre mang vẻ đẹp hiên ngang, kiên cường, bất khuất. Tre có sức sống mãnh liệt, dẻo dai. Tre hội tụ nhiều vẻ đẹp như ở con người: vừa giản dị, thanh cao vừa giàu ý chí. Là người bạn thân thiết của con người.
ĐỀ 18: Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trơng thanh cao, giản dị, chí
khí như người.”
1 . Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
1. Nêu nội dung chính của đoạn trích bằng một câu trần thuật đơn. Chỉ ra thành phần chính của câu vừa viết.
2. Qua văn bản có chứa đoạn trích trên, em hãy lí giải vì sao cây tre được coi là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam? (viết một đoạn văn khoảng 100 chữ).
GỢI Ý: