Phân tích khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Nhựa 2-4

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại công ty cổ phần nhựa 24, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 65 - 108)

2.4.1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Khả năng thanh toán là hệ thống các chỉ tiêu biểu hiện rõ khả năng trả nợ của doanh nghiệp, bằng cách chỉ ra phạm vi, quy mô các tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ với thời hạn phù hợp, khả năng thanh toán được xem là tốt nếu nó cho thấy rằng tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Tình hình tài chính của Công ty thể hiện rõ nhất qua khả năng thanh toán. Đó là khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và khả năng thanh toán các khoản nợ trong tương lai. Đây là một mối quan tâm lớn của chủ nợ.

2.4.1.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành.

Bảng 2.9: Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành trong 3 năm 2009-2011

Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+ (-) % + (-) % 1.Tổng tài sản Đồng 7.058.424.240 8.865.906.154 13.984.521.461 1.807.481.913 25,61 5.118.615.307 57,73 2.Nợ phải trả Đồng 4.424.290.216 5.788.607.595 9.208.025.889 1.364.317.379 0,31 3.419.418.294 59,07 3.Khả năng thanh

toán hiện hành lần 1,60 1,53 1,52 -0,06 -4,00 -0,01 -0,84

(Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty cổ phần Nhựa 2/4)

Qua bảng phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán hiện hành, tức là khả năng thanh toán chung của các loại tài sản của Công ty tăng qua 3 năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, đang sử dụng với tổng số nợ mà doanh nghiệp phải trả. Thông qua hệ số này ta biết được số nợ mà doanh nghiệp phải trả. Thông qua hệ số này ta biết được:

Một đồng nợ phải trả được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản. Cụ thể ở đây ta thấy, năm 2009 chỉ tiêu này là 1,6, năm 2010 là 1,53 và năm 2011 là 1,52. Chỉ tiêu này qua 3 năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ tính tự chủ của doanh nghiệp, tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện có, có đủ khả năng trả nợ số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

2.4.1.2.Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn.

Bảng 2.10: Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn trong 3 năm 2009-2011

Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+ (-) % + (-) % 1.Tài sản ngắn hạn đồng 4.739.536.872 6.919.097.449 12.167.356.583 2.179.560.577 45,99 5.248.259.134 75,85 2.Nợ ngắn hạn đồng 3.902.707.646 5.439.796.197 8.620.551.824 1.537.088.551 39,39 3.180.755.626 58,47 3.Khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn lần 1,21 1,27 1,41 0,06 4,74 0,14 10,97

(Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty cổ phần Nhựa 2/4)

Bên cạnh khả năng thanh toán hiện hành thì khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu được các chủ nợ và các nhà đầu tư quan tâm rất nhiều bởi nó phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối kvới nợ ngắn hạn. Thông qua hệ số này ta biết được 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Cụ thể năm 2009 chỉ tiêu này là 1,21, năm 2010 là 1,27, năm 2011 là 1,41. Như vậy, chỉ tiêu này biến động là có xu hướng tăng dần đặc biệt là năm 2011. Điều này là do tài sản ngắn hạn tăng, nợ ngắn hạn cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, chứng tỏ khả năng trả nợ của Công ty đã bắt đầu tăng lên . Tuy nhiên cả 3 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn một phản ánh Công ty vẫn đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn, và tình hình tài chính được đánh giá là tốt.

2.4.1.3.Tỷ lệ thanh toán nhanh.

Bảng 2.11: Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm 2009-2011

Chênh lệch 2010/2009

Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+ (-) % + (-) % 1.Tài sản ngắn hạn đồng 4.739.536.872 6.919.097.449 12.167.356.583 2.179.560.577 45,99 5.248.259.134 43,13 2..Hàng tồn kho 1.708.244.321 1.940.298.362 5.292.278.273 232.054.042 13,58 3.351.979.911 63,34 2.Nợ ngắn hạn đồng 3.902.707.646 5.439.796.197 8.620.551.824 1.537.088.551 39 3.180.755.626 58,47 3.Khả năng

thanh toán nhanh lần 0,78 0,92 0,8 0,14 17,84 -0,12 20,47

(Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty cổ phần Nhựa 2/4)

Vì vậy để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường kết hợp với khả năng thanh toán nhanh. Và các loại TSNH có thể chuyển thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Các loại TSNH có thể chuyển thành tiền ở đây là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và khoản phải thu. Hệ số này cho biết trong một đồng nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng TSNH chuyển thành tiền để thanh toán. Qua 3 năm chỉ tiêu này biến động và có xu hướng giảm.Cụ thể năm 2009 là 0,78, năm 2010 là 0.92 và năm 2011 là 0,8. Qua 3 năm ta thấy hệ số rất cao, vì vậy đây sẽ là dấu hiệu tốt cho Công ty trong khả năng thanh toán nhanh. Và với hệ số này Công ty rất dễ dàng thu hút và vay nợ để đầu tư hoạt động.

Thông qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ta có thể thấy rằng. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, với nhà cung cấp trong thời gian tới, song nếu khách hàng yêu cầu thanh toán gấp các khoản nợ là còn hạn chế với Công ty.

Đây là hạn chế không phải chỉ của Công ty mà là tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy Công ty phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ,

có biện pháp tăng khả năng thanh toán của mình tạo những thuận lơi trong hoạt động với khách hàng, với nhà cung ứng.

Nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty trong năm 2011 .

Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và trong thời gian tới, ta xem xét nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty trong năm 2011.

Bảng 2.12: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty năm 2011

Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán

I. Các khoản phải thanh toán ngay

5.664.859.899 I. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay

2.135.199.084

1. Các khoản nợ qúa hạn: 1. Tiền 985.199.084

2. Các khoản nợ đến hạn: 2. Các khoản tương đương tiền

1.150.000.000

- Vay ngắn hạn 3.893.608.928

- Phải trả người bán 984.720.163

- Người mua trả tiền trước 102.631.223

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

231.070.917

- Phải trả công nhân viên 111.596.575

- Chi phí phải trả 271.794.392

- Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác

69.437.701

II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới

587.474.065 II. Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới

9.917.157.499

- Phải trả dài hạn khác - Đầu tư ngắn hạn

- Vay dài hạn 587.474.065 - Khoản phải thu 4.284.351.383

- Hàng tồn kho 5.292.278.273

- Tài sản ngắn hạn khác 340.527.843

Tổng nhu cầu thanh toán

6.252.333.964 Tổng khả năng thanh toán

Qua bảng phân tích trên, ta thấy nhu cầu thanh toán ngay của Công ty là 5.664.859.899 đồng trong khi đó khả năng thanh toán ngay là 2.135.199.084 đồng. Như vậy khả năng thanh toán ngay của Công ty không được tốt. Đối với những Công ty nào có lượng tiền để thanh toán ngay tốt thường là những Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, vì như vậy chứng tỏ Công ty tăng nhanh vòng quay của vốn, đã có kỳ thu tiền bình quân rất ngắn, lượng tiền luôn luôn được huy động kịp thời tại Công ty, đáp ứng nhu cầu tiền mặt tại Công ty. Đối với Công ty cổ phần Nhựa 2/4 thì khả năng thanh toán ngay ko tốt lắm. Thường thì khả năng thanh toán ngay là hạn chế nói chung cho các doanh nghiệp. Bởi hiện nay, nhu cầu dự trữ tiền mặt của các Công ty rất thấp, thứ nhất là hạn chế trong vòng quay vốn, ngoài ra hạn chế do rủi ro tiền mặt. Bên cạnh đó ta thấy, trong thời gian tới khả năng thanh toán của Công ty rất tốt, nhu cầu thanh toán ngay của Công ty là 587.474.065 đồng trong khi đó khả năng thanh toán ngay là 9.917.157.499 đồng

2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn2.4.2.1. Hệ số thanh toán lãi nợ vay 2.4.2.1. Hệ số thanh toán lãi nợ vay

Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh, số liệu về lãi vay, lập Bảng phân tích khả năng trả nợ lãi vay.

Bảng 2.13: Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi nợ vay trong 3 năm 2009-2011

Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+ (-) % + (-) % 1. Lợi nhuận trước thuế

và lãi vay đồng 1.114.910.688 877.421.395 1.527.725.988 -237.489.294 -21,30 650.304.593 74,12 2. Chi phí lãi vay đồng 586.683.929 336.131.332 742.337.704 -250.552.598 -42,71 406.206.372 120,85 3.Khả năng thanh

Toán lãi vay lần 1,90 2,61 2,06 0,71 37,36 -0,55 -21,16

Nhận xét: Hệ số thanh toán lãi nợ vay biến động qua các năm. Năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 0,71 và năm 2011 lại giảm so với năm 2010 là 0,55. Nhìn chung hệ số thanh toán lãi nợ vay tăng khá cao trong năm 2010, cho thấy Công ty đang

làm ăn có hiệu quả và có khả năng đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn có chiều hướng tốt. Nếu so sánh với tiêu chuẩn đưa ra, tức là hệ số này lớn hơn 1 ( theo Bài giảng Phân tích tài chính – ThS. Thái Ninh ), thì Công ty được xem là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn, trong 3 năm có đến 2 năm hệ số này đều lớn hơn 1, đặc biệt là năm 2010 và 2011 hệ số này đạt 2,61 và 2,06 như vậy là đạt hiểu quả so với tiêu chuẩn đưa ra.

Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn hiệu quả, lợi nhuận sau thuế tạo ra ngày một tăng năm 2010 đạt 405.967.547 đồng tăng 2,47% lợi nhuận năm 2009, năm 2011 lợi nhuận tạo ra đạt 589.041.213 đồng và bằng 45,1% lợi nhuận của năm 2010 ( Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Năm 2011 tốc độ tăng lợi nhuận khá cao so với 2 năm trước và hệ số thanh toán lãi nợ vay cũng đã vượt qua được ngưỡng an toàn là 1 khả năng đảm bảo các khoản nợ dài hạn cũng khá an toàn.

2.4.2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ.

Bảng 2.14: Bảng phân tích chỉ tiêu tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ trong 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nguồn vốn CSH ĐVT 2.615.747.878 3.070.670.832 4.758.662.630

Nợ phải trả đồng 4.424.290.216 5.788.607.595 9.208.025.889

Tổng nguồn vốn đồng 7.058.424.240 8.865.906.154 13.984.521.461

Tỷ lệ tự tài trợ % 37% 35% 34%

Tỷ lệ nợ % 63% 65% 66%

Nhận xét: Qua kết quả bảng phân tích trên ta thấy, tỷ lệ tự tài trợ có xu hướng giảm dần, tỷ lệ nợ có xu hướng ngày càng tăng. Điều này cho chúng ta thấy Công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ (chủ yếu là ngân hàng) tỷ lệ tự tài trợ trên cho ta thấy: Năm 2010 một đồng vốn có hoạt động có 0,35 đồng vốn chủ sở hữu, thấp hơn 0,02 đồng so với năm 2009 nghĩa là tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm nhưng không đáng kể. Để lý giải trường hợp này, chúng ta xem số liệu

trên Bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn vốn năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là: (8.865.906.154 –7.058.424.240 ) = 1.807481.913 đồng, thể hiện quy mô hoạt động của Công ty tăng lên, trong đó nợ phải trả năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là: (5.788.607.595 –4.424.290.216 ) = 1.364.317.379 đồng với tốc độ tăng là 30.84% và vốn chủ sở hữu cũng tăng (3.070.670.832 – 2.615.747.878) = 454.922.955 đồng với tốc độ tăng 17,39%. Do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng nợ phải trả, làm cho tỷ lệ tự tài trợ năm 2010 thấp hơn năm 2009, với tỷ lệ trên thì phần lớn tài sản của Công ty chủ yếu được tài trợ bằng nợ phải trả.

Trong năm 2011, cứ một đồng vốn hoạt động chỉ có 0, 34 đồng vốn chủ sở hữu thấp hơn so với năm 2010 là 0,01 đồng. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 cao hơn so với năm 2010. Để làm rõ điều này chúng ta cần xem xét số liệu trên Bảng cân đối kế toán, cho thấy nguồn vốn năm 2011 tăng (13.984.521.461 – 8.865.906.154) = 5.118.615.307 đồng so với năm 2010 là đồng với con số này cho thấy quy mo hoạt động của Công ty tăng qua các năm, trong đó nợ phải trả trong năm 2011 tăng so với năm 2010 là (9.208.025.889 – 5.788.607.595) =3.419.418.294 đồng với tốc độ tăng là 59,07% và vốn chủ sở hữu tăng (4.758.662.630 – 3.070.670.832) = 1.687.991.789 đồng, với tốc độ tăng 54,97% . Tuy nhiên, do tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu làm cho tỷ lệ tự tài trợ của năm 2011 thấp hơn năm 2010, tức là tỷ lệ nợ của năm 2011 cao hơn so với năm 2010.

Qua bảng phân tích trên cho thấy: Vào cuối năm 2011 toàn bộ tài sản của Công ty được tài trợ 65,84 % bằng nguồn vốn vay nợ và 34,16 % bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ suất nợ có xu hướng tăng và ở mức trên 65% thể hiện tính tự chủ của Công ty rất thấp và ngày càng kém đi, vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quy mô tăng quá nhanh. Tổng tài sản vào cuối năm 2011 tăng so với năm 2010 là tăng (13.984.521.461 – 8.865.906.154) = 5.118.615.307 đồng, tức là tăng 57,73% trong khi vốn chủ sở hữu trong thời gian tương ứng cũng chỉ tăng 54,97% . Vì vậy Công ty phải huy động một lượng lớn vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Nguồn vay nợ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, nhưng để xem việc tài trợ bằng nợ vay có thực sự đem lại hiệu quả, chúng ta phải xem xét hiệu quả của nó mang lại. Việc nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm mục đích đánh giá sự tăng trưởng tài sản của Công ty so với tổng nguồn vốn mà Công ty tự có. Do đó khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu được xác định.

Để làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính cần quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, tác động đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán lãi nợ vay là một trong những nguyên nhân tác động rất lớn đến hiệu quả tài chính là đòn bẩy tài chính thực chất nó thể hiện cấu trúc tài chính của Công ty ở thời điểm hiện tại. Ta lập bảng phân tích.

Bảng 2.15: Bảng phân tích các chỉ tiêu khả năng sinh lời trong 3 năm 2009-2011

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Vốn chủ sở hữu bình quân 2.596.682.328 2.843.209.355 3.914.666.731 2 Tổng tài sản bình quân 7.889.838.189 7.962.165.197 11.425.213.807 3 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1.114.910.688 877.421.395 1.527.725.988

4 Lãi vay 586.683.929 336.131.332 742.337.704

5 Lợi nhuận sau thuế 396.170.069 405.967.547 589.041.212

6 ROE(5/1) 15,26% 14,28% 15,05%

7 Khả năng trả lãi nợ vay 1,9 2,61 2,06

8 Tỷ lệ tự tài trợ 37% 35% 34%

9 EBIT/tổng tài sản (3/2) 14,13% 13,02% 13,37%

10 Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA=5/2)

5,02% 5,10% 5,16%

Lợi nhuận sau thuế

ROE = * 100%

Qua bảng phân tích cho thấy: Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010. Nếu năm 2010 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ cho được 14,28 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2011 thì con số này là 15,05 đồng.

Tỷ suất tự tài trợ năm 2011 là 34% thấp hơn so với năm 2010 trong khi đó hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng rõ rệt qua 2 năm, thể hiện cụ thể ROE và ROA đều tăng lên và tăng cao. Hiện nay công ty đang vay tại Ngân hàng Hàng hải với lãi suất vay là 17%/năm, so sánh với chỉ tiêu EBIT/tổng TS thì lãi suất này vẫn còn cao hơn rất nhiều. Như vậy, hiệu quả tài chính tăng lên là do kết quả kinh doanh. Và đòn cân nợ để tăng lợi nhuận lên chưa được hiểu quả.

Nếu tỷ suất nợ theo định mức của ngân hàng là 70% ( Ngân hàng Marritime bank, ngân hàng Sacombank,…..) thì rõ ràng là Công ty vẫn chưa rơi vào tình trạng đông cứng và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ tiếp theo là sẽ rất dễ dàng nếu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại công ty cổ phần nhựa 24, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 65 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)