Thực trạng công tác quản lý tình hình công nợ và khả năng thanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại công ty cổ phần nhựa 24, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 53 - 57)

Công ty cổ phần Nhựa 2/4

Thông qua phân tích thực trạng công nợ, các chỉ tiêu thanh toán công nợ và thanh toán của Công ty qua 3 năm ta sẽ hiểu một cách tổng quát hơn về thực trạng công nợ và thông qua đó ta sẽ hiểu phần nào tình hình tài chính của Công ty.

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu là một phần trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty. Đó là những khoản tiền mà Công ty sẽ thu được trong tương lai.

Qua bảng phân tích công nợ của Công ty qua 3 năm (2009-2011) ta thấy các khoản phải thu của Công ty có xu hướng tăng, cụ thể năm 2010 so với năm 2009 các khoản phải thu tăng 1.308.896.282 đồng tương ứng tăng 60.73 %. Năm 2011 các khoản phải thu tăng hơn so với năm 2010 là 820.029.317 đồng, tương ứng là

23.67%. Về giá trị các khoản phải thu có xu hướng tăng nhưng về mặt tỷ trọng các khoản phải thu so với doanh thu thuần lại biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2009 chiếm 12,72% đến năm 2010 chiếm 21,3% và giảm xuống còn 12,17%. Nếu tỷ trọng này có xu hướng giảm sẽ càng tốt cho công ty, công ty sẽ không bị khách hàng chiếm dụng vốn, có vốn để tiếp tục kinh doanh.

Trong đó, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu và có xu hướng tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2010 tăng so với năm 2009 là 959.965.116 đồng tương ứng tăng 47.85%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 873.419.697 đồng tương ứng tăng 29.45%. Khuynh hướng tăng các khoản phải thu khách hàng của Công ty là một biểu hiện không tốt, chứng tỏ việc Công ty chưa tích cực thu hồi các khoản phải thu, dẫn tới tình trạng bị chiếm dụng vốn và mất đi lượng vốn bị chiếm dụng không phục vụ được cho quá trình sản xất kinh doanh hoặc dùng để trả nợ, làm kéo dài quá trình tiêu thụ sản phẩm. Cùng với khoản phải thu của khách hàng thì khoản trả trước cho người bán cũng là một khoản vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng. Đây là các khoản tiền mà Công ty đặt cọc với nhà cung cấp như Công ty bao bì Thành Nghĩa, Công ty TNHH Tân

Nhật Phát….khoản phải trả trước người bán biến động qua các năm và có xu hướng tăng mạnh, cụ thể năm 2010 so với năm 2009 khoản trả trước cho người bán tăng 238.798.109 đồng, năm 2011 tăng lên 154.349.123 đồng. Điều này do Công ty đã mới vào nghành, chưa tạo được uy tín trong sản xuất kinh doanh và có quan hệ lâu dài với một số nhà cung cấp, do vậy các nhà cung cấp chưa thực sự tin tưởng vào khả năng tài chính của Công ty vì vậy nhà cung cấp yêu cầu giá trị các khoản đặt cọc đối với hàng hoá mà Công ty mua thấp hơn trước, việc tăng các khoản trả trước là do Công ty mở rộng quan hệ mua bán với các nhà cung cấp khác.

Ở đây các khoản phải thu khác lại biến động qua các năm, đặc biệt có xu hướng tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng giá trị khoản phải thu, cụ thể năm 2010 so với năm 2009 tăng đến 108.841.469 đồng. Năm 2011 lại giảm xuống so với năm 2010 là 141.982.779 đồng. Điều đáng chú ý ở đây là khoản dự phòng phải thu khó đòi, từ 15.225.106 đồng năm 2009 lên 13.963.518 đồng ở năm 2010 và 2011 khoản này lên tới 79.720.242. Chứng tỏ doanh nghiệp đã tập trung trong việc lựa chọn khách hàng và chú ý trong việc xét duyệt bán chịu. Đây là một thành công của Công ty trong việc tăng doanh thu bán hàng.

Như vậy, cùng với việc tăng doanh thu bán hàng thì các khoản phải thu của công ty không ngừng tăng cả về giá trị và tỉ trọng. Trong đó, khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm giá trị lớn như khách hàng là công ty giải khát Sanna đã chiếm dụng vốn của công ty với số vốn là 472.981.981 đồng, đã quá hạn 62 ngày so với thời gian thu hồi nợ 30 ngày của công ty. Do vậy, trong thời gian tới Công ty cần phân loại các khoản phải thu theo thời hạn để có biện pháp thu hồi các khoản phải thu đến hạn cũng như tìm hiểu khả năng thanh toán các khoản nợ của những khách hàng còn lại nhằm có thể thu hồi được các khoản phải thu để đảm bảo vốn của Công ty không bị khách hàng chiếm dụng nhiều và đủ vốn để trang trải cho quá trình hoạt động.

Các khoản phải trả

Các khoản phải trả là một phần trong tổng nguồn vốn của Công ty, là các khoản mà Công ty chiếm dụng được của nhà cung cấp, hoặc vay từ các tổ chức tín

dụng,…mà Công ty phải thanh toán trong thời gian quy định. Ta thấy tỉ trọng các khoản phải trả so với giá vốn hàng bán cũng biến động qua các năm. Năm 2009, các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng là 30,16% giá vốn hàng bán, sang năm 2010 tỷ trọng này đã tăng là 41,9%, nhưng đến năm 2011 các khoản phải trả chỉ còn chiếm 29,68%.

Trong quá trình hoạt động để bù đắp vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành vay ngân hàng, các tổ chức tín, dụng,… trong đó khoản vay và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ trong các khoản phải trả của Công ty. Cụ thể trong năm 2009, Công ty vay và nợ ngắn hạn là 2.967.164.712 đồng chiếm 42%, năm 2010 là 2.903.079213 đồng chiếm 32.74%, năm 2011 là 5.893.608.928 đồng, chiếm 42,14 %. Các khoản vay và nợ ngắn hạn này chủ yếu là vay từ ngân hàng.

Bên cạnh đó, khoản phải trả người bán cũng biến động qua các năm. Năm 2010 so với 2009 thì tăng 1.196.168.645 đồng, năm 2011 lại giảm so với 2010 là 154.619.754 đồng. Ta thấy khoản phải trả người bán chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong các khoản phải trả của doanh nghiệp cụ thể năm 2009 chiếm 6,47%, năm 2010 chiếm 18,65%, năm 2011 chiếm 10,72%, trong khi đó khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng lớn, như vậy Công ty bị chiếm dụng vốn dẫn đến Công ty phải chiếm dụng vốn của Công ty khác nhằm có vốn để kinh doanh. Tuy vậy, các khoản phải trả có chiều hướng tăng cũng là điều tất yếu bởi lẽ qui mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng, bên cạnh đó cũng cho thấy rằng mối quan hệ hợp tác giữa Công ty với các khách hàng, nhà cung ứng có uy tín cao, nhưng về lâu dài nếu các khoản phải trả lại tiếp tục tăng thì trách nhiệm thanh toán của Công ty trong tương lai càng lớn đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của Công ty đã tích luỹ bao năm qua. Do đó, trong những năm tới Công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu để thanh toán các khoản vay cũng như các khoản với nhà cung ứng. Cụ thể, kế toán công nợ cần phân loại và lập kế hoạch trả nợ, xác định các khoản nợ nào đến thời hạn thanh toán, nhưng khoản nợ nào có thể kéo dài để tận dụng vốn trong hoạt động và sản xuất và thanh toán các khoản nợ đến hạn của Công ty.

Người mua trả tiền trước là những khoản mà khách hàng đặt trước để mua hàng, đây cũng là nguồn vốn mà Công ty chiếm dụng đựơc. Khoản này tăng nhanh và mạnh, mặc dù tỉ trọng không lớn lắm. Năm 2010 khoản này tăng hơn 2009 là 4.979.242 đồng tương ứng tăng 11.27%, năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là

53.453.968 đồng tương ứng tăng 108.7%. Như vậy chứng tỏ thị trường trong những năm qua có nhu cầu về vỏ bao bì, chai nhựa lớn và lượng khách hàng tìm đến Công ty ngày càng nhiều, Công ty đã đảm bảo được việc khách hàng đặt cọc trước trước một số tiền theo phần trăm giá trị hàng hoá theo mua hàng. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, Công ty cần có các biện pháp khuyến khích mua hàng hơn nữa để giữ chân những khách hàng quen thuộc và thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng cho Công ty.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và các khoản phải trả công nhân viên

là các khoản mà Công ty không thể chiếm dụng, do đó phải kế hoạch thanh toán đúng và hợp lý. Ta thấy thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Công ty rất lớn trong khi đó thuế GTGT được khấu trừ lại nhỏ, chứng tỏ nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước lớn. Còn đối với khoản phải trả công nhân viên, chủ yếu là lương cho cán bộ công nhân viên. Ta thấy khoản này tăng qua các năm, chứng tỏ trong những năm qua Công ty kinh doanh hoạt động rất có hiệu quả, cụ thể là doanh thu tăng qua các năm dẫn đến việc trả lương cho công nhân viên cũng tăng qua các năm. Việc trả lương đúng thời hạn là điều cần thiết mà mỗi Công ty phải cố gắng để khuyến khích công nhân viên hăng say làm việc mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Như vậy, qua 3 năm ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất cao trong từng khoản phải trả của Công ty. Bình quân 3 năm nợ ngắn hạn chiếm 60%. Đây là một con số đáng báo động, bởi thời hạn thanh toán các khoản này chỉ trong vòng 1 năm hoặc một chu kì kinh doanh mà khi đến thời hạn thanh toán khó có thể thanh toán một cách kịp thời, đầy đủ, gây khó khăn trong khả năng thanh toán của Công ty trong những khoản vay, khoản phải trả sau này, dẫn đến ảnh hưởng uy tín của Công ty.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại công ty cổ phần nhựa 24, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)