Phân tích tình hình công nợ là một việc cần thiết và quan trọng, do đó việc phân tích thường xuyên và chính xác sẽ cung cấp cho ban giám đốc một nguồn thông tin tài chính quan trọng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó, ban lãn đạo có thể đánh giá được quan hệ thanh toán công nợ như thế nào, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ động kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn
Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình công nợ phải thu.
B
Bảảnngg22..55::BBảảnnggpphhâânnttíícchhccáácckkhhooảảnnpphhảảiitthhuuvvààccôônnggnnợợkkhháácc
(Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty cổ phần Nhựa 2/4)
ĐVT: đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 H1(4)
(2-1)
H2(5)
(3-2) T1% T2%
Phải thu khách hàng 2.006.018.170 2.965.983.287 3.839.402.984 959.965.116 873.419.697 47,85 29,45 Trả trước người bán 63.334.146 302.132.255 456.481.378 238.798.109 154.349.123 377,04 51,09 Thuế VAT được k.trừ
39.084.832 811.186 101.881.473 (38.273.646) 101.070.287 -97,92 12459,57
Phải thu nội bộ 0 0 0 0 0
Phải thu khác 101.328.574 210.170.042 68.187.263 108.841.469 (141.982.779) 107,41 -67,56
Chi phí trả trước 127.590.248 127.629.934 15.682.635 39.686 (111.947.299) 0,03 -87,71
T.sản thiếu chờ xử lý 0 72.673 103.963.735 72.673 103.891.062 142956,89
Dự phòng phải thu khó đòi (15.255.106) (13.963.518) (79.720.242) 1.291.588 (65.756.724) -8,47 470,92 Tổng cộng 2.329.721.650 3.602.835.859 4.624.879.226 1.273.114.208 1.022.043.367 54,65 28,37 .
Qua bảng phân tích cho ta thấy rằng, khoản phải thu của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2010 tăng lên so với 2009 là 1.273.114.208 đồng (54,65%) và năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 1.022.043.367 đồng (28,37%) sự gia tăng này là do chủ yếu khoản nợ phải thu khách hàng và khoản trả trước người bán. Đối với khoản phải thu khách hàng năm 2010 tăng so với năm 2009 là 959.965.116 đồng tương đương tăng 47,85% , năm 2011 tăng 873.419.697 đồng (29,45%). Đây là một trong những khoản phải thu quan trọng mà cứ một Công ty nào cũng quan tâm nhiều nhất, là khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, có giá trị lớn nhất trong tất cả các khoản phải thu các khoản phải thu của Công ty và vì nó nói lên được một phần quan trọng kết quả kinh doanh của Công ty, cũng như công tác thu hồi công nợ của Công ty trong năm qua chưa đạt được hiệu quả như vậy là do Công ty đã không thường xuyên đôn đốc và cử cán bộ xuống các đơn vị nợ vận động họ trả nợ, chưa tìm ra được những vướng mắc trong vấn đề công nợ, điều này chứng tỏ các cán bộ nhân viên thu nợ làm việc chưa có hiệu quả. Như vậy là trong năm 2010, 2011 Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn, và công nợ khó đòi của Công ty tăng lên, đây là một tỷ lệ tăng được xem là khá cao với tỷ lệ tăng hiện nay, ngoài lý do từ khoản thanh toán công nợ cho Công ty thì Công ty cần xem xét lại chính sách bán hàng, công tác thu hồi công nợ của Công ty, với kết quả như vậy thì rõ ràng trong năm 2010, 2011 các biện pháp thu hồi công nợ của Công ty không hiệu quả, Công ty đã bị khách hàng chiếm dụng nhiều đây là một bất lợi cho Công ty trong hoạt đông kinh doanh của mình vì bị chiếm dụng vốn cao như vậy, nên Công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải các khoản nợ của Công ty.
Hơn nữa, khi chúng ta nhìn vào bảng phân tích trên khoản phải thu năm 2011 cao hơn năm 2010 rất nhiều nên Công ty đã phải tăng khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi rất cao, đây là một thiệt hại lớn, nếu khoản nợ này không đòi được thì Công ty sẽ gặp rủi ro cao trong khoản nợ phải thu khách hàng.
Với tình hình nợ phải thu của Công ty năm 2011 như vậy thì Công ty cần chú trọng công tác thu hồi công nợ, phải tìm được và đề xuất các biện pháp khả thi để thu hồi công nợ nhưng vẩn thu hút được khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.
2.3.1.Phân tích số vòng quay các khoản phải thu và kỳ luân chuyển khoản phải thu.
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, lập bảng phân tích số vòng quay khoản phải thu. Bảng 2.6: Bảng phân tích hế số vòng quay khoản phải thu và kỳ luân chuyển khoản phải thu
trong 3 năm 2009-2011
Chênh lệch
2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 + (-) % + (-) %
1. Doanh thu và thu nhập đồng 16.948.636.958 16.266.640.967 35.200.493.396
-
681.995.991 -4,02 18.933.852.429 116,4
2. Các khoản phải thu bình quân đồng 2.585.063.076 2.809.873.925 3.874.336.725 224.810.849 8,7 1.064.462.800 37,88
3. Số vòng quay khoản phải thu vòng 6,56 5,79 9,09 -0,77 -11,7 3,3 56,94
4. Kỳ luân chuyển khoản phải thu ngày 55 62 40 7 13 -22 -35,38
Nhận xét: Vòng quay các khoản phải thu năm 2010 quay chậm hơn so với năm 2009 là 0,77 vòng, vòng quay các khoản phải thu của Công ty trong năm 2010 thấp nhất trong 3 năm, điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty trong năm 2010 là rất chậm điều này được đánh giá là không tốt, vì Công ty đã đầu tư quá nhiều vào các khoản phải thu. Tuy nhiên, có thể trong năm 2009 Công ty sử dụng chính sách tín dụng mở rộng hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, qua đó đạt được một khả năng sinh lời tốt hơn. Chính vì vậy khi phân tích chỉ tiêu này, chúng ta cần đối chiếu với chính sách bán hàng mà Công ty đang áp dụng. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh mặt hàng chai nhựa bao bì cho nên khách hàng chủ yếu của Công ty thường là các cửa hàng kinh doanh nguyên liệu đóng vì vậy, Công ty hiện đang áp dụng chính sách bán hàng trả chậm cho khách hàng với thời gian thanh toán từ khi giao hàng cho đến khi thanh toán hết tiền hàng là 30 ngày. Rõ ràng là trong số khoản phải thu quá hạn thanh toán công ty sẽ đưa ra những lãi suất tương ứng với số ngày quá hạn. Vì vậy Công ty nên xem xét và đánh giá lại công tác quản lý và thu hồi công nợ, lập bảng kê chi tiết những khách hàng còn nợ, đặc biệt là những đối tượng có số nợ quá hạn lớn và kéo dài, để từ đó cố những biện pháp xử lý kịp thời tránh tình trạng mất vốn có thể xảy ra. Năm 2011, vòng quay khoản phải thu đã tăng lên 9,09 vòng tương đương tăng 56,94%, đây là một dấu hiệu tốt đối với Công ty.
Phân tích kỳ thu tiền bình quân .
So với năm 2009, thì số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu năm 2010 tăng lên là 7 (ngày). Điều này cho thấy việc chuyển hoá các khoản nợ phải thu thành tiền kém hơn so với năm 2009, Công ty đã bị khách hàng và các cá nhân khác chiếm dụng vốn. Nếu so sánh với nguyên tắc được đưa ra để đánh giá là số ngày bình quân để thu được các khoản phải thu không vượt quá (1+1/3) số ngày của kỳ hạn thanh toán trong vòng 30 ngày mà hiện nay Công ty đang áp dụng cho hầu hết tất cả các khách hàng, khi số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu trong năm 2011 được chấp nhận là 40 ngày.
Tuy nhiên số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu trong năm 2010 đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 22 ngày. Điều này đã nói lên rằng: Tốc độ hoán chuyển thành tiền các khoản phải thu của Công ty hiện nay là rất chậm, trình trạng nợ động dây dưa, kéo dài, Công ty chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ, cũng như chưa có chính sách hấp dẫn để khuyến khích khách hàng trả tiền trước cũng như đúng thời hạn tín dụng mà Công ty chấp nhận cho họ.
2.3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ngắn hạn B B Bảảnngg22..77::BBảảnnggpphhâânnttíícchhccáácckkhhooảảnnpphhảảiittrrảả ĐVT: đồng Chênh lệch H1(4) H2(5) T1% T2% Chỉ tiêu 2009 2010 2011 (2-1) (3-2) Nợ dài hạn đến hạn trả 521.582.570 348.811.398 587.474.065 (172.771.172) 238.662.667 -33,12 68,42 Phải trả người bán 456.973.821 1.653.142.466 1.498.522.712 1.196.168.645 (154.619.754) 261,76 -9,35 Người mua ứng trước 44.198.014 49.177.255 102.631.223 4.979.242 53.453.968 11,27 108,70 Thuế % c.khoản p.nộp 146.352.041 121.935.647 231.070.917 (24.416.394) 109.135.270 -16,68 89,50 Phải trả CNV 164.846.223 276.442.799 553.485.951 111.596.575 277.043.152 67,70 100,22 Phải trả khác 102.463.454 188.262.754 69.437.701 85.799.300 (118.825.053) 83,74 -63,12 Chi phí phải trả 20.709.381 247.756.063 271.794.392 227.046.682 24.038.329 1.096,35 9,70 Vay ngắn hạn 2.967.164.712 2.903.079.213 5.893.608.928 (64.085.500) 2.990.529.715 -2,16 103,01 Tổng cộng 4.424.290.216 5.788.607.595 9.208.025.889 1.364.317.379 3.419.418.294 30,84 59,07
Nhận xét: Bảng phân tích cho thấy rằng các khoản nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Các khoản phải trả năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 1.364.317.379 đồng (30.84%) so với năm 2009 xét về quy mô, thì tốc độ này tăng rất cao. Trong đó, tốc độ tăng mạnh khoản chi phí phải trả và sự biến động lớn của khoản vay ngắn hạn ngân hàng là chủ yếu. Năm 2010 tốc độ khoản vay ngắn hạn ngân hàng có giảm 2,16% nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 2.99.529.715 đồng tương đương với tăng 103% . Có rất nhiều nguyên nhân làm cho khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng của Công ty tăng nhanh đáng kể, như là: Việc nhập phôi nhiều, các khoản thu của Công ty tăng qua các năm cũng như để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, buộc Công ty sử dụng nguồn tài trợ của ngân hàng là chính. Đặc biệt hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay mà tỷ trọng lớn trong Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2011, tỷ trọng nợ vay ngân hàng của Công ty là 32,7 % và năm 2011 là 42,1%.
Xem xét trong mối quan hệ phải trả người bán ta thấy rằng trong năm 2011 giảm xuống so với 2010 là 154.619.754 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,35% như vậy là trong năm 2011, tuy nhiên tốc độ giảm nhẹ so với năm 2010
Nhìn chung, các khoản phải trả có xu hướng tăng lên trong năm 2011. Số tiền mà khách hàng ứng trước cho Công ty để được nhận hàng trong thời gian tới đã được tăng lên 53.453.968 đồng (108,7%) điều này chứng tỏ phương thức cũng như tiến độ giao hàng cho các khách hàng của Công ty khá tốt. Trong năm này Công ty cũng chưa thanh toán một phần nợ lương cán bộ công nhân viên, làm cho khoản này tăng 277.043.152 đồng (100,22%). Mặt khác, trong năm 2011 Công ty cũng chưa chú trọng đến các khoản nợ khác, các khoản nợ kéo dài, dây dưa vì thế làm cho các khoản phải trả tăng 227.046.682 đồng với tỷ lệ tăng là 9,7 %. Tuy nhiên để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ chúng ta cần so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào.
Bảng 2.8: Bảng phân tích các khoản phải thu trên các khoản phải trả
ĐVT: 1.000.000 đ
Năm Tổng nợ phải thu Tổng nợ phải trả Tỷ lệ %
2009 2.155.425.784 4.424.290.216 48,72
2010 3.464.322.066 5.788.607.595 59,85
2011 4.284.351.383 9.208.025.889 46,53
Nhận xét: Nhìn bảng phân tích chúng ta có thể kết luận rằng. Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả biến động qua các năm. Năm 2009 tăng từ 48,72% lên đến 59,85% năm 2010 và giảm xuống còn 46,53% năm 2011. Điều này cho thấy khoản vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng tăng, tốc độ tăng các khoản vốn mà
Công ty đi chiếm dụng chậm hơn khoản vốn mà khách hàng chiếm dụng Công ty.