Lý luận chung về phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại công ty cổ phần nhựa 24, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 26 - 108)

1.2.1. Khái niệm về khả năng thanh toán của một doanh nghiệp

Khả năng thanh toán được hiểu như khả năng chuyển hoá tiền măt của các tài sản Công ty để đối phó với các khoản nợ đến hạn, thông số khả năng thanh toán còn được gọi là thông số hoán chuyển tiền mặt vì nó bao hàm khả năng chuyển đổi các tài khoản thành tiền trong khoảng thời gian ngắn, quy thành một chu kỳ kinh doanh thường nhỏ hơn hoặc bằng một năm, ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện khả năng trả nợ bằng cách chỉ ra các quy mô phạm vi tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ với thời gian phù hợp.

1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Việc phân tích khả năng thanh toán có vai trò rất quan trọng đối với nhà quan lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm.

 Đối với nhà quản lý: việc phân thích này giúp cho nhà quản lý có thể thấy được xu thế vận động của các dòng tiền, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tỷ lệ các khoản phải thu Tổng các khoản phải thu x 100% So với các khoản phải trả = Tổng các khoản phải trả

Từ đó xem xét các nguyên nhân vì sao nó giảm để có biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao khả năng thanh toán cho doanh nghiệp,..

 Đối với chủ sỡ hữu: thông qua việc phân tích này họ có thể rút ra được nhận xét là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không từ đó họ có quyết định nên tiếp tục đầu tư hay không.

 Đối với chủ nợ: Họ có thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như năng lực của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Một doanh nghiệp có hiệu quả thì tình hình tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó chủ nợ sẽ có quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn thêm hay không, cũng như việc bán chịu hàng hoá cho doanh nghiệp, để tránh nguy cơ mất vốn.

1.2.3. Nội dung phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp

Mối quan tâm của chủ nợ là tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, đó là khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu huy động và để trả ngay các khoản nợ tới hạn. Họ quan tâm đến chỉ tiêu này bởi lẽ họ muốn chắc chắn số tiền mà họ đầu tư vào doanh nghiệp có được sử dụng đúng mục đích hay không và doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi tới hạn không. Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh tình trạng này. Trong thực tế, để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, ta dựa trên khả năng hoán chuyển thành tiền của các tài sản của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau:

1.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng để trả hết tất cả các khoản nợ đến hạn hay không ? Tài sản ngắn hạn là tài sản có thời hạn luân chuyển và có thể thu hồi trong vòng một năm. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một niên độ kế toán.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn được xác định theo công thức sau:

Tài sản ngắn hạn Hnh=

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có.

Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn, những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp.

Nếu Hnh>1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì không tốt, vì nó chỉ cho ta thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thế dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ.

Nếu Hnh < 1: khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả. Nếu Hnh tiến dần về 0 thì doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Tuy nhiên trên thực tế khả năng hệ số thanh toán bằng 0 rất khó xảy ra, vì nếu hệ số thanh toán bằng 0 tức tài sản của doanh nghiệp bằng 0 tức là doanh nghiệp không có tài sản, điều này là vô lý.

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhưng nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chưa hẳn đã tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ có một lượng tài sản ngắn hạn rất lớn, nếu nhìn vào sẽ thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

là rất tốt thế nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt vì số tài sản này sẽ không vận động do đó sẽ không có khả năng sinh lãi.

Tuy nhiên số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì nó biến động tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau của từng ngành. Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số bao gồm nhiều loại tài sản, kể cả những tài sản khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ vay. Để giải quyết hạn chế này, nhà phân tích có thể loại trừ những tài sản khó chuyển thành tiền khỏi phần tử số như các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý, các khoản chi sự nghiệp.

Vì vậy để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà phân tích thường kết hợp thêm hệ số khả năng thanh toán nhanh.

a. Tỷ lệ thanh toán hiện hành.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.

Tổng tài sản Tỷ lệ thanh toán hiện hành =

Nợ phải trả

Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản.Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này >1 và càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ.

Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh.

Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: Loại hình kinh doanh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xẩy ra.

Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền: Nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, các thiệt hại chờ xử lý…Vì thực chất những tài sản này chúng ta khó, thậm chí không thể sử dụng nó để trả nợ chúng ta không chắc chắn rằng các khoản nợ khó đòi sẽ đòi được, thời gian đòi được là bao lâu, hàng kém phẩm chất chúng ta chưa chắc chắn bán được, thậm chí bán hạ giá…

b. Tỷ lệ thanh toán nhanh.

Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước tiên doanh nghiệp phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng trong các loại tài sản của doanh nghiệp thì không phải tài sản nào cũng có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh mà những tài sản tồn kho nên loại bỏ ra khỏi tử số vì đó là bộ phận dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền kém nhất, chẳng hạn như vật tư hàng hoá tồn kho (các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm tồn kho...) thì không thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá.

TSNH – Hàng tồn kho Tỷ lệ thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hàng tồn kho được lấy từ mã số 140 trên Bảng cân đối kế toán. Nợ phải thu được lấy từ mã số 130 Bảng cân đối kế toán.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoản thời gian tỷ lệ này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH và hàng tồn kho.

Hệ số Hnhanh thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hoá, tài sản để trả nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu đầu tư vào chứng khoán và góp vốn liên doanh ngắn hạn quá nhiều thì doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng khi các doanh nghiệp này hoạt động không có hiệu quả.

( theo Bài giảng phân tích tài chính – ThS. Thái Ninh )

1.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn.

Bên cạnh những chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn được trình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu hơn các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp ít bị sức ép hơn của việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũng đến lúc doanh nghiêp phải chịu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán lải nợ vay.

LNTT + Lãi nợ vay Hệ số thanh toán lãi nợ vay =

Lãi nợ vay

Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được lấy từ mã số 60 trên Báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay, đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tính dụng.

Khả năng trả nợ lãi nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợi nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi hệ số này lớn hơn 1 và càng cao thì doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn chủ sở hữu để trả lãi nợ vay . ( theo Bài giảng phân tích tài chính – ThS. Thái Ninh ). Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp và chỉ tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tỷ xuất nợ các doanh nghiệp nhà nước là rất cao có doanh nghiệp lên tới 80% đến 90% đây là tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năng thanh toán có thể xảy ra, việc thanh toán lãi vay cũng là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng này xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn để thanh toán lãi nợ vay chính là lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.3.3. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và trong thời gian tới cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay). Còn với khả năng thanh toán thì các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới)

Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán

I. Các khoản phải thanh toán ngay

1. Các khoản nợ quá hạn

- Phải nộp ngân sách - Phải trả ngân hàng - Phải trả người lao động - Phải trả người bán - Phải trả khác

2. Các khoản nợ đến hạn

- Nợ ngân sách -………..

II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 1.Tháng tới - Ngân sách - Ngân hàng 2. Quí tới - ...

I. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay

1. Tiền

2. Các khoản tương đương tiền

II. Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới

1. Tháng tới

- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - Khoản phải thu

- Hàng tồn kho 2. Quí tới - ...

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA 2/4

2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Nhựa 2/4

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên Doanh nghiệp : Công ty Cổ Phần Nhựa 2/4.

Trụ sở chính : D34, Lương Đắc Bằng, Nha Trang, Khánh Hòa. Điện thoại : 0583.853748.

Thành lập theo quyết định số..../BCN ngày 16 tháng 07 năm 2006.

Giấy phép kinh doanh số : 373000277 do sở kế hoạch và đầu tư Khánh Hòa cấp Năm 2006 khi mới thành lập, Công ty kinh doanh các sản phẩm bằng nhựa và tái chế các loại nhựa.

Đến ngày 11/10/2006 bổ sung ngành nghề kinh doanh, đó là mua bán, sản xuất nước tinh khiết đóng chai , mua bán sửa chữa máy móc thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng .

Từ năm 2006 khi mới thành lập, Công ty có 68 cán bộ công nhân viên, qua quá trình hoạt động cho đến hôm nay thì số cán bộ công nhân viên của Công ty đã lên tới 108 người. Trong quá trình phấn đấu và trưởng thành đến nay Công ty không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, hoạt động của Công ty đi vào thế ổn định, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, có cơ hội chiếm lĩnh thị trường về các mặt hàng mà Công ty kinh doanh như nước tinh khiết, mẫu mã bao bì các loại chai nhựa …

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thanh toán và phân tích công nợ tại công ty cổ phần nhựa 24, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 26 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)