2.7.1. Những ưu điểm.
Sản phẩm được tiêu thụ của chi nhánh ngày càng tăng, đã đạt và vượt kế hoạch do nhà cung cấp đưa ra đối với địa bàn kinh doanh của chi nhánh. Vì vậy đã đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho chi nhánh.
Chất lượng sản phẩm của chi nhánh luôn l à mới nhất, nên luôn được khách hàng tin tưởng. Vị trí và tên tuổi của cửa hàng được nhiều người biết đến và quan tâm hơn so với các nơi khác kinh doanh sản phẩm cùng loại.
Chi nhánh đã giải quyết được công ăn việc làm cho một số lao động và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, quy định đối với Nhà nước và người lao động. Hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh: Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, lại luôn sử dụng có hiệu quả. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. V ì vậy mà chi nhánh luôn bảo đảm hoạt động kinh doanh tốt, bảo toàn và phát triển vốn.
Tình hình tài chính của chi nhánh là tốt, chi nhánh có khả năng thanh toán các khoản nợ. Chi nhánh kinh doanh chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu nên tính tự chủ về tài chính là cao. Điều này cho phép chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Ngay sau khi được tách ra hoạt động riêng với hình thức là công ty cổ phần, chi nhánh đã nhanh chóng ổn định được cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Chi nhánh đã nhanh chóng thanh lý được hết những tài sản không dùng đến hoặc không cần thiết có. Điều này giúp cho chi nhánh thu hồi vốn nhanh chóng, góp phần làm tăng nguồn vốn đưa vào kinh doanh.
2.7.2. Những hạn chế.
Trong thời gian tới doanh số bán của chi nhánh khó có thể tăng đ ược nữa. Bởi vì hiện tại doanh số bán ra là đang ở mức rất cao, vượt cả dự đoán của chi nhánh.
Chi nhánh chỉ có thể tiến hành kinh doanh trong khu vực địa phận được giao. Việc mở rộng thêm quy mô các cửa hàng chưa thực hiện được, đó là do không thuê được địa điểm như mong muốn.
Doanh số bán sản phẩm bánh còn thấp, đó là do các loại bánh của chi nhánh hiện đang bán chưa thực sự thuyết phục được người tiêu dùng.
Chưa có những biện pháp, cách thức cụ thể thực sự để lôi kéo những khách hàng mới, làm cho khách hàng trung thành v ới chi nhánh. Chưa có biện pháp ưu tiên cho những khách hàng mua lẻ với tần số cao.
Chưa có các chính sách cụ thể khuyến khích nhân viên bán hàng làm việc tích cực hơn, chưa có các lớp đào tạo chuyên nghiệp để nhân viên bán hàng nâng cao nghiệp vụ.
Chưa thực sự có những hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng đối với chi nhánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng,… và tìm hiểu nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng một cách đều đặn, định kỳ vì nhu cầu của con người luôn thay đổi.
Chi nhánh đã để chiếm dụng vốn quá nhiều, chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao nên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ của chi nhánh.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HQHĐKD CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1. BIỆN PHÁP 1:Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên và tổ chức tốt độingũ lao động trong chi nhánh. ngũ lao động trong chi nhánh.
Quản lý con người là một khía cạnh rất quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi vì con người là chủ thể thực hiện mọi hoạt động cần thiết để đạt đ ược các mục tiêu của doanh nghiệp. Con người là yếu tố hoạt động nhất trong các yếu tố sản xuất, nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp là trong khi triệt để động viên tính tích cực của công nhân viên để họ tận tâm với nơi làm việc, với trách nhiệm và làm hết khả năng thì đồng thời phải tích cực nâng cao tố chất của cán bộ công nhân viên, kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng với khuyến khích, bồi d ưỡng công nhân viên. Chỉ có như vậy mới không ngừng nâng cao được nghiệp vụ, chuyên môn của công nhân viên và tạo ra sự gắn bó, gần gũi giữa công nhân viên với doanh nghiệp. Từ đó nâng cao được tính năng và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán có được lợi thế trong cạnh tranh.
Cũng như đối với mọi lĩnh vực kinh doanh, vấn đề nhân lực, tr ình độ chuyên môn nghiệp vụ là vấn đề hết sức quan trọng, là nền tảng của sự thành công. Đối với chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì vai trò của con người lại càng quan trọng, bởi đó là sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân vi ên của chi nhánh với khách hàng, do đó càng đòi hỏi về phong cách ứng xử, thái độ giao tiếp của nhân vi ên.
Qua phân tích trên ta thấy mặc dù chất lượng công nhân viên của chi nhánh hiện nay đối với hoạt động của chi nhánh có thể coi l à phù hợp. Tuy nhiên với xu hướng phát triển mở rộng của chi nhánh trong t hời gian tới mở rộng sang hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ, cùng với sự phát triển của thời đại và sự thay đổi đòi hỏi ngày càng cao của về trình độ chuyên môn của nhân viên trong chi nhánh, thì chi nhánh cần phải có kế hoạch cụ thể đào tạo bồi dưỡng nhân viên để có thể đáp ứng tốt cho tương lai. Dưới đây em xin đề xuất một số biện pháp sau:
Gửi nhân viên đi học, đối với nhân viên làm việc gián tiếp có trình độ trung cấp thì học nâng cao nên đại học, còn đối với những nhân viên trình độ đại học thì đi học những lớp đào tạo về quản lý trong thời gian ngắn. Đối với nhân vi ên bán hàng thì cho đi đào tạo tại các lớp học tìm hiểu về tâm lý khách hàng và thái độ ứng
xử đối với khách hàng. Tuy nhiên cần phải có sự sắp xếp thời gian sao cho không ảnh hưởng đến công việc của họ ở chi nhánh.
Có những hoạt động để công nhân viên trong chi nhánh gắn bó với nhau, gắn bó với chi nhánh. Chẳng hạn như tổ chức những chuyến du lịch trong ng ày tại địa phận trong tỉnh. Hay tổ chức những cuộc thi (nấu ăn, cắm hoa) giữa các nhân vi ên nữ trong những ngày lễ, ngày nghỉ. Để từ những hoạt động này nhân viên của chi nhánh được thư giãn sau những giờ làm việc vất vả, lại tạo thêm sự gắn kết giữa các công nhân viên với nhau, họ sẽ cảm thấy chi nhánh giống nh ư một đại gia đình nên họ sẽ làm việc và cống hiến hết mình cho chi nhánh.
Cần có những lời khen và phần thưởng cho công nhân viên vào những ngày lễ, tết hay khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này sẽ làm cho công nhân viên cảm thấy mình là một phần của chi nhánh và kết quả công việc của mình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, từ đó họ sẽ c àng cống hiến hết mình cho công việc.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ của công nhân viên thì chi nhánh cần phải có một tổ chức đội ngũ lao động phù hợp, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của chi nhánh. Do đó em xin đề xuất một số vấn đề sau:
Thường xuyên kiểm tra nhân viên làm việc ( nhân viên bán hàng) nhưng không được tạo cảm giác ức chế đối với nhân vi ên khi làm việc.
Có chế độ thưởng phạt công bằng nhằm khuyến khích nhân viên nhiệt tình hết lòng với công việc. Thường xuyên chăm lo đến đời sống công nhân viên trong chi nhánh, tổ chức thăm hỏi khi đau ốm hay lúc gia đ ình gặp khó khăn.
3.2. BIỆN PHÁP 2:Nhanh chóng thay đổi sản phẩm bánh ngọt bằng sản phẩmkhác có thương hiệu và được người dân Nha Trang sử dụng nhiều. khác có thương hiệu và được người dân Nha Trang sử dụng nhiều.
Cơ cấu mặt hàng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh số bán, đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt đối với chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực th ương mại thì một cơ cấu mặt hàng phù hợp: sản phẩm của những thương hiệu mạnh, đa dạng về mặt hàng phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau, lại l à mặt hàng đang được sử dụng nhiều trên thị trường thành phố Nha Trang và được người tiêu dùng chấp nhận.
Điều này sẽ thúc đẩy việc kinh doanh của chi nhánh, góp p hần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Hiện tại việc kinh doanh bánh ngọt của chi nhánh đang gặp khó khăn, doanh số bán ít. Đó là do sản phẩm bánh của chi nhánh không thực sự thuyết phục được người tiêu dùng, cụ thể là: bánh Cơm Cháy, bánh Kem, bánh Sao, Vạt, Lựu. Do đó đòi hỏi chi nhánh phải có kế hoạch thay sản phẩm bánh ngọt bằng sản phẩm khác. Và trên thực tế chi nhánh đã kế hoạch thay sản phẩm bánh ngọt bằng sản phẩm của công ty thực phẩm VISSAN. Đây là một thương hiệu mạnh được trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đã qua chế biến dùng ngay và được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng sản phẩm. Hiện tại chi nhánh đ ã bắt đầu bán một số sản phẩm của công ty VISAN như: Patê Gan Heo, Bò Hầm, Heo Hầm, tuy nhiên mới chỉ bán một số ít mặt hàng chủ yếu là đồ hộp. Bởi vì chi nhánh muốn khách hàng của mình thay đổi dần nhu cầu và xem xét khả năng tiêu thụ của người dân Nha Trang về sản phẩm của VISSAN bán tại cửa hàng của chi nhánh như thế nào, rồi mới tiến hành thay thế hoàn toàn sản phẩm bánh ngọt bằng sản phẩm của VISSAN.
3.3. BIỆN PHÁP 3 : Cần có những hoạt động cụ thể để lôi kéo v à làm chokhách hàng trung thành với chi nhánh. khách hàng trung thành với chi nhánh.
Khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào, cho dù doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực nào. Bởi khách hàng là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy mà để lôi kéo được những khách hàng mới cũng như giữ được những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, hay nói cách khác l à làm cho khách hàng trung thành với doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết và không dễ dàng chút nào.
Đối với chi nhánh việc tạo ra lòng trung thành của khách hàng đối với chi nhánh là một việc làm cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Bởi hiện tại chi nhánh đang có một số l ượng lớn khách hàng, nếu như được sự ủng hộ của những khách h àng này trong lâu dài thì đó là một thế mạnh rất lớn đối với chi nhánh so với các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề đặt ra l à làm thế nào để chi nhánh thực hiện được điều này?
Để làm được điều này thì chi nhánh cần có những hoạt động cụ thể nh ư: có những chính sách giành sự ưu ái (chiết khấu về giá, tặng quà hay sản phẩm kèm theo) cho những khách hàng mua thường xuyên với tần số cao và với số lượng nhiều (nhu cầu mua về bán lẻ, nhu cầu sử dụng h àng ngày cho cả gia đình). Hoặc thỉnh thoảng thực hiện chiến dịch khuyến m ãi trong thời gian ngắn để lôi kéo thêm những khách hàng mới tìm đến sử dụng sản phẩm của chi nhánh . Ngoài ra cần biết những thông tin về một số khách hàng thường xuyên của chi nhánh để có những lời chúc mừng, quà tặng vào những dịp lễ, tết.
3.4. BIỆN PHÁP 4: Nhanh chóng mở thêm cửa hàng ở khu vực ngoài thànhphố Nha Trang. phố Nha Trang.
Hiện tại chi nhánh chỉ có một của hàng bán lẻ tại ngay trung tâm thành phố Nha Trang với địa chỉ là 36 Lê Thánh Tôn. Trong khi đó khách hàng c ủa chi nhánh là người dân của thành phố Nha Trang, nên đối với những người sống tại các khu vực ngoài trung tâm thành phố thì việc mua hàng của chi nhánh sẽ phải mất công đi lại. Điều này làm giảm đi một lượng khách hàng đáng kể đến mua hàng của chi nhánh, mặc dù họ có nhu cầu và muốn được sử dụng sản phẩm của chi nhánh. V à thực tế chi nhánh cũng thấy được điều này và muốn mở thêm cửa hàng các khu vực như Bình Tân, Đồng Đế. Nhưng trước mắt sẽ mở cửa hàng ở khu vực Đồng Đế trước, tuy nhiên cho đến bây giờ chi nhánh vẫn chưa thực hiện được. Đó là do chi nhánh chưa thuê được mặt bằng thích hợp cho việc mở của h àng như mong muốn. Những nơi chi nhánh có thể thuê mặt bằng thì lại không phù hợp về địa điểm cho chi nhánh mở cửa hàng, còn những nơi chi nhánh thấy phù hợp về địa điểm thì lại chưa thuê được. Đây là lý do mà đến bây giờ chi nhánh vẫn chưa mở được cửa hàng bên Đồng Đế, cho dù kế hoạch này đã được định ra để thực hiện trong năm nay (2007).
Việc mở thêm của hàng ở khu vực Đồng Đế nếu thấy khó khăn trong việc thuê mặt bằng thì chi nhánh nên có sự thay đổi kế hoạch. Thay vì chỉ chăm chú đi tìm thuê địa điểm để mở cửa hàng ở Đồng Đế, ta có thể kết hợp để tìm thuê địa điểm để mở cửa hàng ở Bình Tân và vạch sẵn kế hoạch cho việc mở cửa hàng tại Bình Tân để có thể tiến hành mở cửa hàng ngay khi thuê được mặt bằng.
MỤC LỤC Trang bìa phụ Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Lời cảm ơn Mở đầu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP... 7
1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...8
1.1.1. Một số quan niệm cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh(HQHĐKD). ... 8
1.1.2. Các khái niệm về HQHĐKD. ... 9
1.1.3. Bản chất của HQHĐKD. ...10
1.2. PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ...12
1.2.1. Dựa trên cơ sở phân định phạm vi tính toán hiệu quả kinh tế trong nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh tế cá biệt v à hiệu quả kinh tế quốc dân. ...12
1.2.2. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp. ... 12
1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh...13
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HQHĐKD. ...13
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HQHĐKD TRONG DOANH NGHI ỆP...17
1.4.1. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá HQHĐKD. ... 17
1.4.2. Các phương pháp. ...18
1.5. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HQHĐKD. ...25
1.5.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống. ... 25
1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định... 28
1.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định. ... 29
1.5.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. ... 30
1.5.6. Phân tích tình hình tài chính c ủa doanh nghiệp...34
1.5.7. Bảo toàn và phát triển vốn... 43
1.5.8. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội...43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HQHĐKD CỦA CHI NHÁNH TẠI KHÁNH HOÀ THUỘC CÔNG TY LƯƠNG THỰC NAM TRUNG BỘ.... 45
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA CHI NHÁNH. ...46
2.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH...47
2.2.1. Chức năng... 47
2.2.2. Nhiệm vụ. ... 47
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH. ...48
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. ... 48
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận... 48
2.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI. ...50
2.4.1. Thuận lợi... 50
2.4.2. Khó khăn. ... 50
2.4.3. Phương hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới. ...50
2.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH. ...51