Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng t ài sản cố định ta có nhận xét sau: (Xem bảng 2.10)
2.6.3.1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Năm 2005 cứ bình quân một đồng tài sản cố định bỏ ra thì tạo ra 24.55 đồng doanh thu, tăng 18.98 đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu tăng 62.93% trong khi đó nguyên giá bình quân tài sản cố đinh giảm 63.03%.
Sang năm 2006 cứ bình quân một đồng tài sản cố định bỏ ra thì tạo ra 34.37 đồng doanh thu, tăng 9.82 đồng so với năm 2005. Nguy ên nhân là do doanh thu tiếp tục tăng (30.9%), trong khi đó nguyên giá bình quân tài sản cố định lại tiếp tục giảm (6.50%).
2.6.3.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Năm 2005 bình quân cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra thì tạo ra 0.08 đồng lợi nhuận, giảm 0.60 đồng so với nă m 2005. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận (95.74%) nhanh hơn tốc độ giảm của nguyên giá bình quân tài sản cố định (63.03%). Như vậy chi nhánh đã sử dụng tài sản cố định không hiệu quả lắm so với năm 2004.
Sang năm 2006 bình quân cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra thì tạo ra 0.83 đồng lợi nhuận, tăng 0.75 đồng so với năm 2005. Nguy ên nhân là do lợi nhuận thì tăng (889.11%) trong khi đó nguyên giá bình quân tài sản cố định lại giảm (6.50%). Như vậy chi nhánh đã sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn so với năm 2005.
Như vậy ta thấy năm 2005 chi nhánh sử dụng t ài sản cố định không hiệu quả lắm do tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh h ơn tốc độ giảm của nguyên giá bình quân tài sản cố định, mặc dù doanh thu tăng. Đó là do lượng hàng của chi nhánh được tiêu thụ ngày càng tăng nên doanh thu tăng, nhưng do năm 2005 không có khoản thu lớn từ bán tài sản cố định nên làm cho lợi nhuận khác giảm mạnh, dẫn đến lợi nhuận giảm. Nhưng năm 2006 thì chi nhánh đã sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn, điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu đều tăng.
Tóm lại: năm 2005 chi nhánh sử dụng cả vốn cố định và tài sản cố định đều không có hiệu quả lắm, đó là do khoản thu nhập khác giảm mạnh n ên kéo theo lợi nhuận giảm và giảm nhanh hơn vốn cố định bình quân giảm cũng như nguyên giá bình quân tài sản cố định giảm. Khoản thu nhập khác ở đây là các khoản thu từ hoa hồng bán hàng, khuyến mại, thanh lý tài sản cố định, hàng giảm giá, hoàn thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên qua năm 2006 thì ngược lại, việc sử dụng vốn cố định v à tài sản cố đinh có hiệu quả hơn, điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định đều tăng. Như vậy chi nhánh nên tiếp tục phát huy để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.
2.6.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.6.4.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động. TSLĐ & ĐTNH Tỷ trọng TSLĐ = * 100% T ổng TS Năm 2004: 992,480,752 * 100% = 67.18% 1,477,244,833 Năm 2005: 915,302,336 * 100% = 67.04% 1,365,252,029 Năm 2006: 1,350,208,206 * 100% = 79.13% 1,706,357,119
BẢNG 2.11: Kết cấu tài sản lưu động và vốn lưu động của chi nhánh năm 2004-2006 (đvt: đồng)
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch2005/2004 Chênh lệch 2006/2005
Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền trọng(%) Số tiền(+/-)Tỷ lệ(%) Số tiền(+/-)Tỷ lệ(%)Tỷ
A.TSLĐ & ĐTNH 992,480,752 100.00 915,302,336 100.00 1,350,208,206 100.00 -77,178,416 -7.78 434,905,870 47.51 1.Vốn bằng tiền 672,617,589 67.77 162,014,271 17.70 353,228,718 26.16 -510,603,318 -75.91 191,214,447 118.02 2.Các khoản phải thu 312,476,438 31.48 380,307,164 41.55 362,453,766 26.84 67,830,726 21.71 -17,853,398 -4.69 3.Hàng tồn kho 0 0.00 341,345,898 37.29 627,123,446 46.45 341,345,898 - 285,777,548 83.72 4.TSLĐ khác 7,386,725 0.75 31,635,000 3.46 7,402,276 0.55 24,248,275 328.27 -24,232,724 -76.60 Tổng TS 1,477,244,833 1,365,252,029 1,706,357,119 -111,992,804 -7.58 341,105,090 24.98
Ta thấy rõ tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản cố định trong tổng tài sản. Điều này là hoàn toàn đúng bởi vì đối với chi nhánh kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, công việc bán hàng là chính nên tài sản lưu động luôn chiếm ưu thế hơn.
Qua bảng kết cấu tài sản lưu động và vốn lưu động (Xem bảng 2.11) ta thấy các khoản trong TSLĐ & ĐTNH luôn biến động trong 3 năm. Tuy nhi ên các khoản vốn bằng tiền, hàng tồn kho và khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn. Do đó m à các khoản này có ảnh hưởng rất lớn đến TSLĐ & ĐTNH. Cụ thể l à:
Năm 2005, TSLĐ & ĐTNH giảm 77,178,416 đồng tương đương giảm7.78% so với năm 2004. Nguyên nhân là do:
- Vốn bằng tiền giảm 510,603,318 đồng tương đương giảm 75.91% so với năm 2004. Đó là do chi nhánh rút tiền gửi ngân hàng về để mua hàng hóa cho tiêu thụ.
- Các khoản phải thu tăng 67,830,726 đồng t ương đương tăng 21.71% so với năm 2004. Đây là một dấu hiệu không tốt, chứng tỏ chi nhánh bị chiếm dụng vốn nhiều. Đó là do chi nhánh đã ứng trước tiền cho các nhà cung cấp quá nhiều so với lượng mua và do chi nhánh thanh lý được một số tài sản cố định như máy móc sản xuất, phân xưởng chế biến ở đường Lê Hồng Phong.
- Hàng tồn kho tăng 341,345,898 đồng trong khi năm 2004 không có h àng tồn kho. Trên thực tế đây không phải là hàng tồn kho với mục đích để dự trữ, mà đây chỉ là lượng hàng còn trong kho khi thực hiện kiểm tra, bởi vì thực tế lượng hàng nhập về chỉ đủ cho tiêu thụ trong vòng từ 1 tuần cho đến 10 ngày. Sở dĩ giá trị lớn là vì lượng hàng tiêu thụ của chi nhánh là rất lớn, lại gồm nhiều mặt hàng nên để đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ tới lần nhập hàng tiếp thì buộc chi nhánh phải nhập nhiều hàng về.
- Tài sản lưu động khác tăng 24,248,275 đồng t ương đương tăng 328.27% so với năm 2004. Đó là do khoản tài sản lưu động khác tăng.
Như vậy ta thấy mặc dù các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác đều tăng, nhưng mức tăng vẫn bé hơn mức giảm của vốn bằng tiền nên vẫn làm cho TSLĐ & ĐTNH giảm.
Sang năm 2006, TSLĐ & ĐTNH tăng 434,905,870 đ ồng tương đương tăng 47.51% so với năm 2005. Nguyên nhân là do:
- Vốn bằng tiền tăng 191,214,447 đồng t ương đương tăng 118.02% so với năm 2005. Đó là do chi nhánh có thanh lý một số tài sản như: nhà kho, phân xưởng sản xuất, cửa hàng kinh doanh ngoài Ninh Hoà, phương tiện vận tải và giảm khoản ứng trước cho các nhà cung cấp.
- Các khoản phải thu giảm 17,853,398 đồng t ương đương giảm 4.69% so với năm 2005. Đó là do chi nhánh đã giảm khoản ứng trước cho các nhà cung cấp.
- Hàng tồn kho tăng 285,777,548 đồng tương đương tăng 83.72% so với năm 2005. Hàng tồn kho như đã được giải thích ở trên, ngoài ra là do lượng hàng hoá tiêu thụ của chi nhánh ngày càng tăng.
- Tài sản lưu động khác giảm 24,232,724 đồng t ương đương giảm 76.60% so với năm 2005. Đó là do khoản tài sản lưu động khác giảm.
Như vậy ta thấy các khoản phải thu và tài sản lưu động khác giảm nhưng với mức giảm bé hơn mức tăng của vốn bằng tiền và hàng tồn kho nên không ảnh hưởng đến việc tăng TSLĐ & ĐTNH.
Nhìn chung tình hình diễn biến nguồn vốn lưu động của chi nhánh trong năm 2005 là chưa tốt, tuy chi nhánh đã không để ứ đọng vốn nhưng bù vào đó lại để các khoản phải thu lớn, điều này cho thấy chi nhánh đã bị chiếm dụng nhiều. Hàng tồn kho còn nhiều, tuy nhiên như đã nói ở trên thì đây không phải lượng hàng hoá tồn kho do không tiêu thụ được hay dự trữ. Sang năm 2006 tình hình có cải thiện hơn, vốn ít bị chiếm dụng hơn, tuy hàng tồn kho vẫn cao nhưng được coi là hợp lý do nhu cầu ngày càng tăng.
2.6.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta có nhận xét sau: (Xem bảng 2.12)
a). Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động.
Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2005 tăng 0.99 vòng tương đương tăng 8.14% so với năm 2004. Đó là do tốc độ tăng vốn lưu động bình quân (50.66%) chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu (62.93%). Nguyên nhân làm cho vốn lưu động tăng đã được giải thích ở phần (2.6.4.1). Sang năm 2006 số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng 1.34 vòng tương đương tăng 10.23% so với năm 2005.
BẢNG 2.12: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh năm 2004-2006 (đvt: đồng)
Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%) Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%) 1.Doanh thu 7,665,123,786 12,488,868,690 16,348,515,234 4,823,744,904 62.93 3,859,646,544 30.90 2.Lợi nhuận 934,466,983 39,851,816 394,179,064 -894,615,167 -95.74 354,327,248 889.11 3.VLĐ bình quân 633,124,471 953,891,544 1,132,755,271 320,767,073 50.66 178,863,727 18.75 4.Số vòng luân chuyển VLĐ 12.11 13.09 14.43 0.99 8.14 1.34 10.23 5.Số ngày của 1 vòng luân chuyển VLĐ 29.74 27.50 24.94 -2.24 -7.53 -2.55 -9.28 6.Hệ số đảm nhiệm của VLĐ 0.083 0.076 0.069 -0.006 -7.53 -0.007 -9.28
Đó là do tốc độ tăng doanh thu (30.9%) nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (18.75%).
Doanh thu năm 2006 tăng 3,859,646,544 đồng tương đương tăng 30.9% so với năm 2005, làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng một lượng là:
2005 bq 2005 2006 VLĐ M M 3,859,646,544 = = 4.05 vòng 953,891,544
Trong khi đó vốn lưu động bình quân năm 2006 tăng 178,863,727 đồng tương đương tăng 18.75% so với năm 2005, làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm một lượng là: 2006 2005 bq 2006 bq M VLĐ 1 VLĐ 1 1 1 = - * 16,348,515,234 = -2.71vòng 1,132,755,271 953,891,544
Như vậy doanh thu tăng làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng 4.05 vòng nhưng vốn lưu động bình quân tăng lại làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 2.71 vòng. Tuy nhiên ta thấy tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân nên có thể kết luận trong năm 2006 chi nhánh đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn so với năm 2005.
Chỉ tiêu số ngày của một vòng luân chuyển vốn lưu động.
Số ngày của một vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2005 giảm 2.24 ngày tương đương giảm 7.53% so với năm 2004. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy thời gian thu hồi vốn của chi nhánh nhanh hơn. Sở dĩ như vậy là do số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2005 cao hơn năm 2004. Sang năm 2006 số ngày của một vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 2.55 ngày tương đương giảm 9.28% so với năm 2005. Đây là một
dấu hiệu tốt, cho thấy thời gian thu hồi vốn của chi nhánh nhanh h ơn. Sở dĩ như vậy là do số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2006 cao hơn năm 2005.
Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động.
Hệ số đảm nhiệm năm 2005 giảm 0.006 đồng, tức năm 2005 bình quân để tạo ra 1 đồng doanh thu thì chi nhánh đã tiết kiệm được 0.006 đồng vốn lưu động so với năm 2004. Điều này là tốt, cho thấy chi nhánh đã giảm được chi phí vốn lưu động để tạo ra 1 đồng doanh thu. Nguy ên nhân là do tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn (62.93%) tốc độ tăng vốn lưu động bình quân (50.66%). Sang năm 2006 hệ số đảm nhiệm giảm 0.007 đồng, tức năm 2006 bình quân để tạo ra 1 đồng doanh thu chi nhánh đã tiết kiệm được 0.007 đồng vốn lưu động so với năm 2005. Điều này là tốt, cho thấy chi nhánh đã giảm được chi phí sử dụng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do t ốc độ tăng doanh thu (30.9%) nhanh hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân (18.75%).
b). Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động.
Sức sinh lời của vốn lưu động năm 2005 giảm 1.43 đồng, tức giảm 1.43 đồng lợi nhuận được tạo ra khi bình quân cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động vào kinh doanh, tương đương giảm 97.17% so với năm 2004. Đây l à dấu hiệu không tốt, cho thấy chi phí vốn lưu động bỏ ra để tạo được 1 đồng lợi nhuận nhiều hơn, chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn. Điều này là do lợi nhuận thì giảm trong khi vốn lưu động bình quân tăng. Sang năm 2006 sức sinh lời của vốn lưu động tăng 0.31 đồng, tức tăng 0.31 đồng lợi nhuận được tạo ra khi bình quân cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động vào kinh doanh, tương đương tăng 732.93% so v ới năm 2005. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy chi phí vốn l ưu động bỏ ra để tạo được 1 đồng lợi nhuận ít hơn, chứng tỏ chi nhánh sử dụng vốn l ưu động có hiệu quả hơn. Điều này là do tốc độ tăng lợi nhuận (889.11%) nhanh h ơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân (18.75%).
Tóm lại: Năm 2005 chi nhánh đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả kém hơn năm 2004, mặc dù tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn, khiến cho số ngày luân
chuyển vốn lưu động giảm và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động giảm. Nhưng lợi nhuận giảm mạnh nên sức sinh lời của vốn lưu động giảm. Năm 2006, chi nhánh đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. Đó là do doanh thu và lợi nhuận đều tăng và tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, nên làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn, khiến cho số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm, hệ số đảm nhiệm giảm và sức sinh lời tăng.
2.6.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp.
Qua bảng phân tích hiệu quả kinh tế tổng hợp (Xem bảng 2.13) ta thấy các chỉ tiêu này có nhiều biến đổi qua các năm. Để nắm r õ điều này ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể:
2.6.4.1. Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng giá thành toàn bộ.
Năm 2005, doanh thu trên giá thành toàn b ộ là 0.99 đ, tăng 0.04 đồng tương đương tăng 4.55% so với năm 2004. Điều này có nghĩa là năm 2005 cứ một đồng chi phí bỏ vào kinh doanh thì thu được 0.99 đồng doanh thu, tăng 0.04 đồng so với năm 2004. Như vậy chi nhánh đã có sự lỗ lực tăng doanh thu, nên làm cho chỉ tiêu này tăng và so với năm 2004 tiết kiệm được một khoản là:
2005 tb 2004 tb 2005 tb Z Iq Z Z 12,488,868,690 = 8,071,237,822 * - 12,578,615,323 7,665,123,786 = 571,939,340 đồng
Sang năm 2006, doanh thu trên giá thành toàn bộ là 1.01 đồng, tăng 0.02 đồng tương đương tăng 2.02% so với năm 2005. Điều này có nghĩa là năm 2006 cứ một đồng chi phí bỏ vào kinh doanh thì thu được 1.01 đồng doanh thu, tăng 0.02 đồng so với năm 2005. Như vậy chi nhánh đã có sự nỗ lực trong việc giảm giá thành toàn bộ nhưng tốc độ tăng doanh thu (30.9%) nhanh hơn tốc độ tăng giá thành toàn bộ (29.24%), nên làm cho chỉ tiêu này tăng và so với năm 2005 tiết kiệm được một khoản là:
BẢNG 2.13: Hiệu quả kinh tế tổng hợp của chi nhánh năm 2004-2006 (đvt: đồng)
Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền(+/-) lệ(%)Tỷ Số tiền(+/-) lệ(%)Tỷ 1.Doanh thu 7,665,123,786 12,488,868,690 16,348,515,234 4,823,744,904 62.93 3,859,646,544 30.90 2.Lợi nhuận 934,466,983 39,851,816 394,179,064 -894,615,167 -95.74 354,327,248 889.11 3.Giá thành toàn bộ 8,071,237,822 12,578,615,323 16,256,798,244 4,507,377,501 55.84 3,678,182,921 29.24 4.Vốn chủ sở hữu 962,076,810 1,001,928,625 1,396,107,689 39,851,815 4.14 394,179,064 39.34 5.Vốn kinh doanh 1,278,558,653 1,421,248,431 1,535,804,574 142,689,778 11.16 114,556,143 8.06 6.DT/Giá thành toàn bộ 0.95 0.99 1.01 0.04 4.55 0.02 2.02 7.DT/VCSH 7.97 12.46 11.71 4.50 56.45 -0.75 -6.06 8.DT/VKD 6.00 8.79 10.64 2.79 46.57 1.86 21.14 9.LN/Giá thành toàn bộ 0.116 0.003 0.024 -0.113 -97.26 0.021 665.32 10.LN/VCSH 0.971 0.040 0.282 -0.932 -95.90 0.243 609.84 11.LN/VKD 0.731 0.028 0.257 -0.703 -96.16 0.229 851.33