Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại khánh hoà thuộc tổng công ty lương thực nam trung bộ (Trang 25 - 28)

Lao động là yếu tố quan trọng nhất, nếu không có lao động th ì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ. Nhưng để có một cơ cấu lao động phù hợp với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải l à chuyện dễ. Và việc

quản lý sử dụng lao động phù hợp với năng lực, nguyện vọng để đội ngũ lao động có thể phát huy hết khả năng của mình lại là chuyện khó. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào việc sử dụng lao động hợp lý và tiết kiệm sức lao động đều là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp ng ười ta sử dụng nhóm chỉ tiêu hiệu quả lao động sống. Nhóm chỉ ti êu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động hiện có tại doanh nghiệp, cả về số l ượng và chất lượng. Nó bao gồm các chỉ tiêu sau:

1.5.1.1. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân.

Năng suất lao động trong các doanh nghiệp l à một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh kết quả tình hình kinh doanh trong các doanh nghi ệp.

T Q

 W

Trong đó:W: Năng suất lao động bình quân một công nhân viên trong kỳ.

Q: Tổng doanh thu kinh doanh trong kỳ.

T: Số lượng công nhân viên trong kỳ.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đơn vị thời gian một công nhân viên tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Khi năng suất lao động càng cao hay hao phí lao động càng thấp thì thể hiện hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp cang cao. Nh ư vậy, khi năng suất lao động càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn. Chỉ tiêu này có ý nghĩa trong việc thực hiện các chế độ tiền l ương, tiền thưởng có liên quan đến kết quả lao động của từng người.

1.5.1.2. Chỉ tiêu kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương.

Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh, hoạt động t ài chính và hoạt động bất thường của doanh nghiệp. Doanh thu phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo kinh doanh của doanh nghiệp. Nó còn là nguồn vốn đã trang trải các chi phí trong quá trình kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động m à người lao động bỏ ra trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương của người lao động được xác định trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động đóng góp cho doanh nghiệp. Tiền l ương của cá nhân trong doanh nghiệp luôn gắn với lợi ích của doanh nghiệp nói ri êng và của xã hội nói chung. Do vậy, tiền lương không chỉ là một phần thu nhập của người lao động mà còn là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá th ành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Do đó, kết quả kinh doanh tr ên một đồng chi phí tiền lương phản ánh khá chính xác chất lượng của hao phí lao động kết tinh trong giá thành.

Chỉ tiêu kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương:

TL Q KTL

Trong đó: KTL: Doanh thu trên một đồng chi phí tiền lương.

Q: Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ.

TL: Tổng chi phí tiền lương trong kỳ.

Ý nghĩa: Một đồng chi phí chi trả cho tiền l ương thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Kết quả sử dụng chi phí sức lao động càng lớn thì doanh thu càng tăng hoặc chi phí tiền lương giảm. Nhưng giảm chi phí tiền lương là phương pháp không được khuyến khích áp dụng, vì tiền lương là đòn bẩy kinh tế, kích thích người lao động làm việc có năng suất cao. Ngoài ra chỉ tiêu này càng tăng ngay cả khi tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu.

1.5.1.3. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương.

Lợi nhuận là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của hoạt động khác. Lợi nhuận l à chỉ tiêu chất lượngtổng hợp phản ánh kết quả t ài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân; là đòn bẩy tài chính hữu hiện thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên một lao động là:

TL P HTL

Trong đó: HTL: Lợi nhuận bình quân tính cho một đồng chi phí tiền lương.

P: Tổng lợi nhuận trong kỳ.

TL: Tổng chi phí tiền lương trong kỳ.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí chi ra cho tiền l ương thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.5.1.4. Mối quan hệ giữa năng suất lao động b ình quân và tiền lương bình quân của công nhân.

Đây là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động bình quân (W) và tốc độ tăng tiền lương bình quân. Hiệu quả kinh tế được nâng cao khi tốc độ tăng năng suất bình quân cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân được đánh giá là tích cực khi tốc độ tăng tiền lương bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân, bởi vì có như vậy mới đảm bảo tốt việc vừa tái sản xuất mở rộng, vừa nâng cao mức sống của cán bộ công nhân vi ên.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại khánh hoà thuộc tổng công ty lương thực nam trung bộ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)