PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HQHĐKD CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại khánh hoà thuộc tổng công ty lương thực nam trung bộ (Trang 62 - 71)

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ta có nhận xét sau: (Xem bảng 2.6)

 Doanh thu bán hàng năm 2005 tăng 4,823,744,904 đ ồng tương đương tăng 62.93% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 3,859,646,544 đồng t ương đương tăng 30.9% so với năm 2005. Nguyên nhân là do nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng tăng, do đòi hỏi về cuộc sống ngày một nâng cao.

 Giá vốn hàng bán năm 2005 tăng 4,570,917,342 đ ồng tương đương tăng 62.03% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 3,599,422,798 đồng t ương đương tăng 30.15% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lư ợng hàng hoá tiêu thụ ngày một tăng. Khi xét về mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần ta thấy trong cả năm 2005 và năm 2006 giá vốn hàng bán và doanh thu thuần đều tăng và mức tăng của giá vốn hàng bán gần bằng mức tăng của doanh thu thuần, điều n ày cho thấy giá vốn hàng bán của chi nhánh quá cao. Như vậy ta thấy giữa doanh thu và giá vốn hàng bán có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Do đó chi nhánh muốn tăng doanh thu thì giá vốn hàng bán lại tăng theo, nên để tăng lợi nhuận thì chi nhánh cần phải cố gắng giảm các khoản chi phí khác nh ư: chi phí quản lý, chi phí bán hàng để giảm giá thành toàn bộ của sản phẩm.

 Về hoạt động tài chính của chi nhánh gồm các hoạt động nh ư: cho thuê mặt bằng, thuê kho, quảng cáo. Ta thấy doanh thu hoạt động tài chính năm 2005 tăng 11,282,716 đồng tương đương tăng 15.69% so với năm 2004. Sang năm 2006 giảm 65,634,327 đồng tương đương giảm 78.91% so với năm 2005. Chi phí hoạt động t ài chính năm 2005 giảm 23,042,278 đồng tương đương giảm 98.08% so với năm 2004. Sang năm 2006 thì không còn nữa, trên thực tế vần còn khoản chi phí này, nhưng do nó không nhiều và việc tách riêng nó ra thì gây khó khăn cho chi nhánh trong việc theo dõi để tính toán, nên chi nhánh đã tính chung vào chi phí hoạt động kinh doanh, cụ thể là chi phí quản lý doanh nghiệp.

CHÊNH LỆCH

2005/2004 CHÊNH LỆCH2006/2005

CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Số tiền(+/-) lệ(%)Tỷ Số tiền(+/-) lệ(%)Tỷ 1.Tổng DTBH 7,665,123,786 12,488,868,690 16,348,515,234 4,823,744,904 62.93 3,859,646,544 30.90 2.Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 0 0 0 0 3.DT thuần 7,665,123,786 12,488,868,690 16,348,515,234 4,823,744,904 62.93 3,859,646,544 30.90 4.GVHB 7,369,332,905 11,940,250,247 15,539,673,045 4,570,917,342 62.03 3,599,422,798 30.15 5.LN gộp 295,790,881 548,618,443 808,842,189 252,827,562 85.48 260,223,746 47.43 6.CPBH 328,410,025 174,889,583 104,261,212 -153,520,442 -46.75 -70,628,371 -40.38 7.CPQLDN 373,494,892 463,475,503 612,863,987 89,980,611 24.09 149,388,484 32.23 8.LN thuần từ HĐKD (406,114,036) (89,746,643) 91,716,990 316,367,393 77.90 181,463,633 202.20 9.Doanh thu HĐTC 71,889,094 83,171,810 17,537,483 11,282,716 15.69 -65,634,327 -78.91 10.CPHĐTC 23,493,331 451,053 0 -23,042,278 -98.08 -451,053 -100.00 11.LN thuần từ HĐTC 48,395,763 82,720,757 17,537,483 34,324,994 70.93 -65,183,274 -78.80 12Doanh thu khác 1,863,172,467 78,097,502 360,806,122 -1,785,074,965 -95.81 282,708,620 361.99 13.CP khác 570,987,211 31,219,800 75,881,531 -539,767,411 -94.53 44,661,731 143.06 14.LN khác 1,292,185,256 46,877,702 284,924,591 -1,245,307,554 -96.37 238,046,889 507.80 15.LN trước thuế và lãi vay 934,466,983 39,851,816 394,179,064 -894,615,167 -95.74 354,327,248 889.11 16.lãi vay 0 0 0 0 0 0 0 17.LN trước thuế 934,466,983 39,851,816 394,179,064 -894,615,167 -95.74 354,327,248 889.11 18.Thuế TNDN 0 0 0 0 0 0 0 19.LN sau thuế 934,466,983 39,851,816 394,179,064 -894,615,167 -95.74 354,327,248 889.11

 Chi phí bán hàng năm 2005 giảm 153,520,442 đồng tương đương giảm 46.75%, trong khi đó doanh thu tăng 62.93% so với năm 2004. Sang năm 2006 giảm 70,628,371 đồng tương đương giảm 40.38%, trong khi đó doanh thu tăng 30.9% so với năm 2005. Như vậy ta thấy chi phí bán hàng thì giảm mạnh, đồng thời doanh thu cũng tăng mạnh. Nguyên nhân là do chi nhánh gi ảm đi được một lượng nhân viên bán hàng đáng kể và mặt hàng CNP của chi nhánh được tiêu thụ ngày càng nhiều. Điều này cho thấy chi nhánh đã tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể, kiểm soát tốt chi phí bán hàng.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 tăng 89,980,611 đồng t ương đương tăng 24.09% so với năm 2004. Sang năm 2006 tăng 149,388,484 đồng t ương đương tăng 32.23% so với năm 2005. Đó là do chi nhánh đã mua sắm thêm trang thiết bị dùng cho quản lý và tăng lương cho nhân viên quản lý. Nếu ta đem so với sự biến đổi của doanh thu và lợi nhuận ta thấy, năm 2005 doanh thu thì tăng (62.93%) nhưng lợi nhuận lại giảm (95.74%), còn năm 2006 thì cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Như vậy chứng tỏ việc mua sắm thêm trang thiết bị và tăng lương cho nhân viên quản lý trong năm 2005 chưa được hợp lý, tuy nhiên sang năm 2006 thì có thể coi là hợp lý.

 Do nguồn vốn chi nhánh kinh doanh không có vốn vay v à do chi nhánh là đơn vị trực thuộc, lợi nhuận của chi nhánh sẽ nộp cho tổng công ty và thuế thu nhập doanh nghiệp do tổng công ty đóng, vì vậy mà lợi nhuận trước thuế và lãi vay của chi nhánh có thể coi cũng chính là lợi nhuận sau thuế. Ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tạo ra trong kỳ được tổng hợp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động t ài chính và hoạt động khác. Lợi nhuận sau thuế năm 2005 giảm 894,615,167 đồng t ương đương giảm 95.74% so với năm 2004. Điều n ày cho thấy năm 2005 chi nhánh hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2004. Tuy nhiên sang năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng 354,327,248 đồng tương đương tăng 889.11% so với năm 2005, như vậy đã có hiệu quả tốt hơn năm 2005 nhưng so với lợi nhuận năm 2004 mới chỉ bằng h ơn một nửa. Vì vậy chi nhánh cần phải có những biện pháp để năng cao hiệu quả hơn nữa.

2.6.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống.

Qua bảng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống ta có nhận xét sau: (Xem bảng 2.7)

2.6.1.1. Chỉ tiêu năng suất lao động.

 Năm 2005 năng suất lao động bình quân của chi nhánh tăng 329,218,663 đồng tương đương tăng 193.28% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tổng doanh thu tăng 4,823,744,904 đồng tương đương tăng 62.93%, trong khi đó số lao động bình quân lại giảm 20 người tương đương giảm 44.44%.

 Năm 2006 năng suất lao động bình quân của chi nhánh tăng 462,122,619 đồng tương đương tăng 92.51% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tổng doanh thu tăng 3,859,646,544 đồng tương đuơng tăng 30.9%, trong khi đó số lao động bình quân giảm 8 người tương đương giảm 32%.

2.6.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương.

 Năm 2005 cứ một đồng tiền lương bỏ ra thu được 0.84 đồng lợi nhuận, giảm 13 đồng tương đương giảm 93.94% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ giảm của tổng quỹ lương, cụ thể là:

- Tổng quỹ lương giảm 20,000,000 đồng tương đương giảm 29.63% so với năm 2004. Đó là do chi nhánh đã có sự tinh giảm lao động.

- Lợi nhuận giảm 894,615,167 đồng tương đương giảm 95.74% so với năm 2004. Đó là do trong năm 2004 chi nhánh đã tiến hành bán nhà xưởng ở đường Lê Hồng Phong tại Nha Trang với trị giá gần 2 tỷ đồng. Nên làm cho khoản thu nhập khác nhiều, làm cho tổng lợi nhuận lớn như vậy.

 Sang năm 2006, cứ một đồng tiền lương bỏ ra thu được 10.54 đồng lợi nhuận, tăng 9.7 đồng tương đương tăng 1,156.23% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lợi nhuận thì tăng trong khi đó tổng quỹ lương lại giảm, cụ thể là:

- Tổng quỹ lương giảm 10,100,000 đồng tương đương giảm 21.26% so với năm 2005. Do chi nhánh tiếp tục có sự tinh giảm lao động.

- Lợi nhuận tăng 354,327,248 đồng tương đương tăng 889.11% so với năm 2005. Đó là do chi nhánh tiếp tục bán nhà kho, nhà xưởng ngoài Ninh Hoà và một số máy móc thiết bị không dùng đến nữa như máy xay, máy may bao, két sắt,…, nên lợi nhuận khác lại tăng, làm cho tổng lợi nhuận tăng nhanh.

2.6.1.3. Chỉ tiêu kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương.

 Năm 2005, cứ một đồng tiền lương bỏ ra thu được 262.92 đồng doanh thu, tăng 149.37 đồng tương đương tăng 131.53% so với năm 2004. Như vậy kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương năm 2005 của chi nhánh cao hơn năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu thì tăng trong khi đó tổng quỹ lương lại giảm, cụ thể là:

- Tổng quỹ lương năm 2005 giảm 20,000,000 đồng tương đương giảm 29.63% so với năm 2004.

- Doanh thu năm 2005 tăng 4,823,744,904 đồng tương đương tăng 62.93% so với năm 2004.

 Sang năm 2006, cứ một đồng tiền lương bỏ ra thì thu được 437.13 đồng doanh thu, tăng 174.2 đồng tương đương tăng 66.26% so với năm 2005. Ta thấy kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương năm 2006 của chi nhánh cao hơn năm 2005. Nguyên nhân là do doanh thu th ì tăng, trong khi đó tổng quỹ lương lại giảm, cụ thể là:

- Tổng quỹ lương giảm 10,100,000 đồng tương đương giảm 21.26% so với năm 2005.

BẢNG 2.7: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống của chi nhánh năm 2004-2006 (đvt: đồng)

Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền(+/-) lệ(%)Tỷ Số tiền(+/-) lệ(%)Tỷ 1.Doanh thu 7,665,123,786 12,488,868,690 16,348,515,234 4,823,744,904 62.93 3,859,646,544 30.90 2.Lợi nhuận 934,466,983 39,851,816 394,179,064 -894,615,167 -95.74 354,327,248 889.11 3.Tổng QL 67,500,000 47,500,000 37,400,000 -20,000,000 -29.63 -10,100,000 -21.26 4.Số LĐ bq 45 25 17 -20 -44.44 -8 -32.00 5.NSLĐ bq 170,336,084 499,554,748 961,677,367 329,218,663 193.28 462,122,619 92.51 6.KQKD/1đCPTL 113.56 262.92 437.13 149.37 131.53 174.20 66.26 7.HQKD/1đCPTL 13.84 0.84 10.54 -13.00 -93.94 9.70 1,156.23

BẢNG 2.8: Năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân của chi nhánh năm 2004-2006 (đvt: đồng)

Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%) Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%)

Năng suất lao động bq 170,336,084 499,554,748 961,677,367 329,218,663 193.28 462,122,619 92.51

Kết luận: Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy rằng năm 2005 chi nhánh sử dụng lao động chưa có hiệu quả. Cụ thể là trong năm 2005 tuy chi nhánh có s ự tinh giảm lao động và năng suất lao động bình quân tăng nhưng hiệu quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương thì lại giảm. Sang năm 2006 thì chi nhánh sử dụng lao động đã có hiệu quả. Điều này được thể hiện là số lao động giảm, năng suất lao động bình quân tăng và hiệu quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương tăng.

2.6.1.4. Mối quan hệ giữa năng suất lao động b ình quân và tiền lương bình quân của công nhân.

Qua bảng năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân ta có nhận xét sau: (Xem bảng 2.8)

Ta nhận thấy năm 2005, năng suất lao động b ình quân tăng 329,218,663 đồng tương đương tăng 193.28% so với năm 2004, trong khi đó thu nhập b ình quân tăng 400,000 đồng tương đương tăng 26.67%. Sang năm 2006, năng su ất lao động bình quân tăng 462,122,619 đồng tương đương tăng 92.51% so với năm 2005, trong khi đó thu nhập bình quân tăng 300,000 đồng tương đương tăng 15.79%. Như v ậy ta thấy trong cả 2 năm 2005, 2006 tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của chi nhánh nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân. Điều này được đánh giá là tích cực, chứng tỏ chi nhánh không những đảm bảo việc tái sản xuất mở rộng, m à còn nâng cao được mức sống của cán bộ công nhân vi ên.

2.6.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta có nhận xét sau: (Xem bảng 2.9)

2.6.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn cố định.

 Năm 2005 bình quân cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì tạo ra 26.72 đồng doanh thu, tăng 14.84 đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu tăng 4,823,744,904 đồng tương đương tăng 62.93% trong khi đó vốn cố định bình quân giảm 187,077,295 đồng tương đương giảm 28.59%, nên làm cho chỉ tiêu này tăng lên.

 Sang năm 2006 bình quân cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì tạo ra 40.56 đồng doanh thu, tăng 13.84 đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh thu

tăng 3,859,646,544 đồng tương đương tăng 30.9%, trong khi đó vốn cố định bình quân giảm 64,307,584 đồng tương đương giảm13,76%, nên làm cho chỉ tiêu này tăng lên.

2.6.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.

 Năm 2005 bình quân cứ một đồng vốn cố định bỏ ra th ì tạo ra 0.09 đồng lợi nhuận, giảm 1.34 đồng so với năm 2004. Nguy ên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận (95.74%) nhanh hơn tốc độ giảm của vốn cố định bình quân (28.59%).

 Sang năm 2006 bình quân cứ một đồng vốn cố định bỏ ra th ì tạo ra 0.98 đồng lợi nhuận, tăng 0.89 đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng 354,327,248 đồng tương đương tăng 889.11% trong khi đó v ốn cố định bình quân giảm 64,307,584 đồng tương đương giảm 13.76%.

Nhìn chung năm 2006, chi nhánh đã sử dụng vốn cố định có hiệu quả h ơn thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận tăng, vốn cố định bình quân lại giảm. Trong khi đó năm 2005 chi nhánh đã sử dụng vốn cố định không hiệu quả lắm do lợi nhuận giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ giảm của vốn cố định bình quân, mặc dù doanh thu tăng. Nguyên nhân của lợi nhuận giảm như được giải thích ở phần (2.6.1.2) nên năm 2005 thu nhập từ hoạt động khác giảm mạnh (1,245,3 07,554 đồng) so với năm 2004, làm cho lợi nhuận giảm mạnh mặc dù thu nhập từ hoạt động bán hàng và tài chính tăng. Sang năm 2006 thì do thu nhập từ hoạt động bán hàng tăng mạnh (181,463,633 đồng) và thu nhập khác cũng tăng mạnh (282,708,620 đồng) n ên làm cho lợi nhuận tăng mặc dù thu nhập từ hoạt động tài chính giảm.

BẢNG 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh năm 2004-2006 (đvt: đồng)

Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%) Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%) 1.Doanh thu 7,665,123,786 12,488,868,690 16,348,515,234 4,823,744,904 62.93 3,859,646,544 30.90 2.Lợi nhuận 934,466,983 39,851,816 394,179,064 -894,615,167 -95.74 354,327,248 889.11 3.Vốn cố định bình quân 654,434,182 467,356,887 403,049,303 -187,077,295 -28.59 -64,307,584 -13.76 4.Hiệu suất sử dụng VCĐ 11.88 26.72 40.56 14.84 13.84 5.Hiệu quả sử dụng VCĐ 1.43 0.09 0.98 -1.34 0.89

BẢNG 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của chi nhánh năm 2004-2006 (đvt: đồng)

Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%) Số tiền(+/-) Tỷ lệ(%) 1.Doanh thu 7,665,123,786 12,488,868,690 16,348,515,234 4,823,744,904 62.93 3,859,646,544 30.90 2.Lợi nhuận 934,466,983 39,851,816 394,179,064 -894,615,167 -95.74 354,327,248 889.11 3.NG bình quân TSCĐ 1,376,101,692 508,718,522 475,639,373 -867,383,170 -63.03 -33,079,149 -6.50 4.Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5.57 24.55 34.37 18.98 9.82 5.Hiệu quả sử dụng TSCĐ 0.68 0.08 0.83 -0.60 0.75

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại khánh hoà thuộc tổng công ty lương thực nam trung bộ (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)