Phƣơng pháp ngoài thực địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 31 - 113)

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi thực địa thu mẫu và phỏng vấn mỗi tháng 2 đợt. Đợt I diễn ra trong các ngày 2 - 10, đợt II diễn ra trong các ngày 17 - 24 của tháng. Tuỳ vào điều kiện thời tiết, ngày thực địa có thể thay đổi.

- Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA) Các khâu tiến hành cụ thể sau:

+ Phiếu điều tra đƣợc phát và thu khi phỏng vấn trực tiếp.

+ Chúng tôi tiến hành thu thập những thông tin có liên quan đến đề tài. + Phỏng vấn một số cán bộ chuyên trách về các vấn đề quan tâm.

+ Phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ gia đình và cá nhân sống ở vùng ven biển. - Thu thập mẫu cá: Việc thu thập đƣợc tiến hành dƣới nhiều hình thức nhằm thu đƣợc mẫu tối đa và ngẫu nhiên trong khu vực nghiên cứu.

+ Thu mẫu cá Tráp vây vàng bằng cách trực tiếp đánh bắt cùng ngƣ dân, mua tại các hộ ngƣ dân, thu mua từ các chợ cá, phỏng vấn ngƣ dân.

+ Mẫu thu ngẫu nhiên nhằm đại diện cho quần thể cá đánh bắt trong thời gian nghiên cứu. Những thông tin liên quan đến mẫu thu nhƣ thời gian thu, địa điểm thu, phƣơng tiện đánh bắt,… đƣợc ghi lại trong sổ và nhật ký nghiên cứu.

2.3.1.1. Thu mẫu nghiên cứu sinh trưởng

Mẫu thu đƣợc xử lý ngay khi còn tƣơi, đo các chỉ số về chiều dài thân (L và L0) và cân trọng lƣợng (W và W0) của cá. Trong đó, L là chiều dài cơ thể cá từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm); L0 là chiều dài cơ thể cá từ mõm đến hết phần phủ vẩy (mm); W là trọng lƣợng toàn thân cá (g); W0 là trọng lƣợng bỏ nội quan của cá (g). Đồng thời, để xác định tuổi, chúng tôi dựa vào vẩy của cá. Dùng panh lấy vẩy ở vùng bên sƣờn, trên đƣờng bên, ngay dƣới gốc vây lƣng. Mỗi mẫu, đƣợc lấy khoảng 30 - 50 vẩy. Vẩy đƣợc xếp cẩn thận cho vào sổ vẩy và ghi số thứ tự của cá thể cho vẩy [32].

2.3.1.2. Thu mẫu nghiên cứu dinh dưỡng

Mẫu cá đƣợc chia nhóm chiều dài, giải phẫu ngay khi cá còn tƣơi để quan sát ruột và tách thức ăn trong ống tiêu hoá theo nhóm, định hình ống tiêu hoá trong dung dịch Formol 4% hoặc cồn 700. Độ no đƣợc xác định theo thang 5 bậc (từ 0 - 4) của Lebedep (1954). Độ mỡ đƣợc xác định theo thang 5 bậc (từ 0 - 4) của Prozorovxkaia (1952) [46].

2.3.1.3. Thu mẫu nghiên cứu sinh sản

Mẫu cá khi thu đƣợc giải phẫu, xác định trọng lƣợng và các giai đoạn chín muồi sinh dục (CMSD) của tuyến sinh dục cá về hình thái theo thang 6 bậc của K. A. Kiselevits (1923). Sau đó cố định mẫu trong dung dịch Bouin để bảo quản và đúc cắt tiêu bản [46].

2.3.1.4. Thu mẫu sản lượng

Công tác điều tra, phỏng vấn, thu mẫu sản lƣợng đƣợc tiến hành theo hƣớng dẫn của FAO (PL 1) [58].

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

2.3.2.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại

Đo đếm các chỉ tiêu phân loại để lập biểu hình thái theo tài liệu hƣớng dẫn nghiên cứu cá của Pravdin (1973) [46].

2.3.2.2. Về sinh trưởng

Xác định tương quan giữa chiều dài và trọng lượng: tƣơng quan giữa chiều dài và trọng lƣợng cá Tráp vây vàng đƣợc biểu thị bằng phƣơng trình sinh trƣởng của R. J. H. Berverton - S. J. Holt (1956): W = a x Lb [32].

Trong đó, W là trọng lƣợng toàn thân cá (g); L là chiều của cá đo từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm); a, b là các hệ số cần xác định (Giải bằng phƣơng trình thực nghiệm).

Bằng các số liệu thực tế trên loài cá nghiên cứu, dựa vào phƣơng trình toán thực nghiệm để tính các hệ số a,b. Các hệ số này đƣợc đƣa vào phƣơng trình trên để thể hiện sự tƣơng quan của loài cá. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể cách tính ở phần phụ lục 2 [32].

Xác định tuổi: Dùng vẩy để xác định tuổi cá Tráp vây vàng. Mẫu vẩy quan sát đƣợc ngâm trong dung dịch NaOH 4% để tẩy mỡ, các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy. Sau đó vớt ra, dùng bút lông mềm chải nhẹ làm sạch các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy sao cho chỉ còn lại vẩy cá trong suốt. Rửa sạch bằng nƣớc, lau khô, quan sát vòng năm bằng kính lúp hai mắt và đo bán kính vẩy, kích thƣớc vòng năm dƣới kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính.

2.3.2.3. Về dinh dưỡng

- Xác định thành phần thức ăn: Thức ăn đƣợc tách khỏi ruột dạ dày theo từng nhóm chiều dài đã đƣợc chia ở phần thu mẫu. Quan sát dƣới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. Sử dụng khoá phân loại thực vật bậc thấp, động vật không xƣơng sống thủy

sinh. Đếm số lƣợng thức ăn để xác định tần số xuất hiện và các mức độ tiêu hoá thức ăn. Lập bảng phổ thức ăn của cá Tráp theo các ngành động thực vật làm thức ăn [1, 48, 49, 55, 83].

- Xác định cường độ bắt mồi của cá: Dựa vào độ no dạ dày và ruột theo thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của Lebedep (1954) [32].

- Xác định hệ số béo: Thống nhất theo quan điểm của Nicolsky (1963) [30], chúng tôi sử dụng cả hai phƣơng pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định hệ số béo của cá Tráp vây vàng.

Q=W3 x100 L (Fulton, 1902) 0 0 3 W Q = x100 L (Clark, 1928)

Trong đó, Q là hệ số béo theo Fulton; Q0 là hệ số béo theo Clark; L là chiều dài cá đo từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm); W là trọng lƣợng toàn thân cá (g); W0 là trọng lƣợng cá bỏ nội quan (g) [30, 32, 46].

2.3.2.4. Về sinh sản

- Phương pháp hình thái: Quan sát hình thái tuyến sinh dục của cá Tráp vây vàng bằng mắt thƣờng và kính lúp hai mắt theo quan điểm của Kiselevits (1923) và nghiên cứu tổ chức học bằng các tiêu bản tuyến sinh dục và đọc tiêu bản theo O. F. Xakun và N. A. Buskaia (1968) [62].

- Xác định sức sinh sản: Cân khối lƣợng buồng trứng giai đoạn IV, lấy mẫu ở 3 vùng khác nhau trên chiều dài tuyến sinh dục để tiến hành đếm trứng. Số lƣợng trứng có trong buồng trứng là sức sinh sản tuyệt đối của cá. Cần đếm lặp lại 3 lần số trứng ở cả 3 vùng của tuyến sinh dục trên 1 đơn vị khối lƣợng bằng buồng đếm động vật để có kết quả chính xác. Dựa vào sức sinh sản tuyệt đối, chúng ta tính đƣợc sức sinh sản tƣơng đối là số lƣợng trứng trên 1 đơn vị khối lƣợng cơ thể cá (gam). Sức sinh sản tƣơng đối của cá Tráp vây vàng theo công thức:

Sức sinh sản tuyệt đối : T = m x Wt Sức sinh sản tƣơng đối : t = T/ W

Trong đó, T là sức sinh sản tuyệt đối (tế bào trứng); t là sức sinh sản tƣơng đối (trứng/g) ;Wt là trọng lƣợng buồng trứng (g) ; W là trọng lƣợng cơ thể cá (g); m là số trứng có trong một gam của buồng trứng.

- Xác định kích thước trứng: Song song với quá trình đếm trứng, tiến hành đo kích thƣớc trứng. Sắp xếp 100 trứng thẳng hàng và đo bằng trắc vi thị kính. Mỗi buồng trứng đƣợc lặp lại 5 lần ở các vùng khác nhau của tuyến sinh dục.

- Phương pháp nghiên cứu tổ chức học

Mẫu định hình trong dung dịch Bouin có công thức nhƣ sau: + 750ml dung dịch acid picric bão hòa

+ 200ml formalin 40% + 50ml acid axetic đậm đặc

Sau đó xử lý theo phƣơng pháp nghiên cứu tổ chức học thông thƣờng. Bao gồm các bƣớc dƣới đây:

Bƣớc 1. Đúc mẫu

Dùng kéo nhỏ mũi thẳng cắt buồng trứng hoặc tinh sào thành từng mẫu nhỏ có kích thƣớc bằng hạt đậu xanh. Định hình mẫu trong dung dịch bouin có thể tích lớn gấp 20 - 30 lần mẫu và để trong 24 - 28 tiếng. Mẫu sau khi cố định đƣợc rửa dƣới vòi nƣớc chảy trong 6 tiếng để loại bỏ hết chất định hình. Sau khi rửa nƣớc, mẫu đƣợc chuyển qua các dung dịch cồn có nồng độ tăng dần 700, 900, 960,10001,10002 mỗi lần 40 phút để loại nƣớc. Tiếp tục chuyển mẫu vào cồn + xylen tỉ lệ 1 : 1. xylen1, xylen2 mỗi lần trong 40 phút để làm trong mẫu. Chuyển mẫu vào hỗn hợp xylen + tỉ lệ 1 : 1 ở nhiệt độ 370C- 400C, paraphin1, paraphin2 ở nhiệt độ 580C - 600C. Sau đó chuyển vào paraphin nguyên chất trộn thêm 5 - 10% sáp ong để ở 580C - 600C trong 12 giờ sau đó đem ra đúc. Không đƣợc để nhiệt độ tăng quá 600C vì mẫu sẽ quá cứng và dễ vỡ. Dùng khuôn đúc bằng đĩa petri có bôi một lớp glyxerin mỏng, lớp glyxerin này làm paraphin sau khi nguội sẽ tự bong ra khỏi khuôn đúc. Paraphin đƣợc đun nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 60, tiếp đó đổ vào khuôn đúc, dùng panh hơ nóng gắp mẫu tra vào khuôn (hay còn gọi là vùi mẫu vào paraphin). Hơ nóng panh và chỉnh mẫu sao cho chiều cắt là thẳng đứng hoặc nằm ngang. Phải hơ nóng panh để tránh đông đặc nhanh của khối paraphin khi gặp panh lạnh tạo bọt khí, khi cắt mẫu sẽ đứt. Sau khi khối paraphin đã đông đặc lại nhƣng vẫn còn nóng thì thả vào cốc nƣớc lạnh để paraphin đƣợc lạnh đều tạo độ dẻo và kết dính tốt. Mẫu sau khi đúc để ổn định ít nhất trong 24 giờ sau mới cắt.

Bƣớc 2. Cắt lát mỏng bằng máy cắt vi phẩu Leica RM 2025 (Microtime)

Khối paraphin đã đúc đƣợc cắt thành miếng nhỏ hình thang cân sao cho mẫu nằm chính giữa khối và lớp paraphin bao phủ đầy để mẫu không bị vỡ khi cắt. Dùng

dao nhỏ hơ nóng và gắn khối paraphin có mẫu lên bệ cắt, sửa lại khối cho đúng hình thang cân, các cạnh phải song song với nhau để khi cắt các lát mỏng sẽ nối với nhau thành băng thẳng giúp cho việc gắn lên lam kính dễ dàng và đẹp hơn. Chỉnh độ nghiêng của lƣỡi dao khoảng 450 sao cho cạnh của khối song song với lƣỡi dao. Điều chỉnh độ dày của lát cắt 5 - 7 m. Quay tay theo chiều kim đồng hồ để cắt mẫu theo lát mỏng, dùng kim mũi mác để đỡ lát cắt rồi cho vào bát nƣớc ấm cho mẫu dãn ra. Có thể gia thêm một ít Gelatin để làm sức căng bề mặt của bát nƣớc tăng lên, lát cắt sẽ trải đều trên bề mặt dễ đƣa vào lam kính

Bƣớc 3. Làm tiêu bản

Bôi dung dịch albumin lên lam kinh một lớp mỏng, để khô hơ nóng khoảng 600 trên ngọn lửa đèn cồn. Chọn một vài lát cắt phẳng, lành lặn nhất trong băng cho vào bát nƣớc nóng khoảng 45 - 500 để lát cắt dãn phẳng ra, lấy lam đã bôi albumin để nghiêng 450 nhúng vào bát nƣớc, dùng kim nhọn giữ và chỉnh cho lát cắt vào trong lam. Để tiêu bản trên lam vào giá nghiêng cho chảy hết nƣớc. Đƣa toàn bộ giá tiêu bản gắn mẫu vào trong tủ ấm 370C trong 12 giờ, tránh để bụi bám vào. Cho lam đã gắn mẫu vào xylen1, xylen2 mỗi lần 15 - 20 phút rồi chuyển vào cồn + xylen tỷ lệ 1 : 1, cồn 960, 900, 700, mỗi lần 2 - 3 phút sau đó để ráo rồi nhuộm.

Bƣớc4. Phƣơng pháp nhuộm kép

Dùng phƣơng pháp nhuộm kép hematoxylin - eosin đối với cá cái và hematocylin - sắt đối với cá đực mỗi lần 15 - 20 phút. Chuyển nhanh tiêu bản qua cồn 700 trong 1 - 2 phút, cồn 900, 960,10001,10002 mỗi lần 2 - 3 phút. Làm trong tiêu bản cho vào cồn + xylen tỉ lệ 1 : 1. xylen1, xylen2 mỗi lần 2 - 3 phút. Cuối cùng gắn lamen cho mẫu bằng bom canada. Cho tiêu bản vào tủ ấm 37 - 400C trong 2 - 3 ngày làm khô. Dán nhãn vào tiêu bản.

Đọc tiêu bản theo quan điểm của Xakun O. F. và Buskaia N. A. (1968) dƣới kính hiển vi quang học Olumpus CH20 có độ phóng đại 400, 1.000 lần và chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số Olumpus [62].

2.3.2.5. Xử lý số liệu

Số liệu sẽ đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê thông thƣờng, phần mềm Microsoft Office Excel, phần mềm ứng dụng trong toán học Origin 6.0. Hình ảnh đƣợc xử lý bằng phần mềm Microft Office Ficture Manager Vesion 2003. Và tính độ lệch chuẩn theo Donald G. Childers.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẦN THỂ CÁ TRÁP VÂY VÀNG

3.1.1. Đặc điểm hình thái của cá tráp vây vàng

D.XI-XIII, 10-13; A.III, 8-9; V. II, 4-6; P.I, 12; C.I, 17

Hình 3.1. Các chỉ số phân loại cá Tráp vây vàng - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782)

Cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) có thân dài, hình bầu dục, đầu lớn hình tam giác và hơi tù, miệng rộng và ngang khi nhìn nghiêng, có nhiều răng hàm. Đỉnh đầu phía trên mắt không có vẩy, nắp mang có một gai nhỏ. Toàn thân phủ vẩy lƣợc lớn và vừa. Vây lƣng đơn lẻ có XI - XIII gai cứng và 10 - 13 tia mềm, vây hậu môn có III gai cứng và 8 - 9 tia mềm.

Cá Tráp vây vàng khi sống có màu trắng xám ở mặt lƣng và trắng bạc ở mặt bụng. Vây ngực và vùng thùy của đuôi có màu vàng (hình 3.1).

3.1.2. Tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng

Trong quá trình sinh trƣởng, phát triển của cá, sự tăng trƣởng về chiều dài và khối lƣợng cơ thể thƣờng có mối liên hệ với nhau [24]. Sau khi phân tích 316 mẫu cá Tráp vây vàng, cho thấy mối tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng của quần thể cá Tráp vây vàng (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Chiều dài và khối lượng theo nhóm tuổi của cá Tráp vây vàng

Nhóm tuổi Chiều dài L (mm) Khối lƣợng W (g) N L dao động Ltb W dao động Wtb n % 0+ 110 - 190 142,5 31- 176 151,5 66 20,89 1+ 161 - 276 223,5 152 - 325 255,7 115 36,40 2+ 225 - 331 257,3 295 - 545 490,6 81 25,63 3+ 289 - 393 335,5 490 - 1.110 740,5 54 17,08 Tổng 110 - 393 31 - 1.110 316 100

Từ bảng 3.1 cho thấy, quần thể cá Tráp vây vàng đƣợc khai thác ở vùng ven biển Quảng Trị có kích thƣớc dao động trong khoảng 110 - 393mm và tƣơng ứng với khối lƣợng 31 - 1.110g. Quần thể cá Tráp vây vàng đƣợc khai thác ở 4 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 0+ với số lƣợng cá thể thu đƣợc chiếm 20,89%, có chiều dài dao động từ 110 - 190mm, khối lƣợng tƣơng ứng từ 31 - 176g; nhóm tuổi 1+ là nhóm có số lƣợng cá thể thu đƣợc nhiều nhất, chiếm 36,40% với chiều dài dao động từ 161 - 276mm, khối lƣợng tƣơng ứng 152 - 325g; nhóm tuổi 2+ có số cá thể thu đƣợc chiếm 25,63%, với chiều dài từ 225 - 331mm, khối lƣợng tƣơng ứng là 295 - 545g; và nhóm tuổi 3+ là nhóm có số cá thể thu đƣợc ít nhất, chiếm 17,08% và có chiều dài dao động từ 289 - 393mm, tƣơng ứng với khối lƣợng từ 490 - 1.110g.

Dựa vào công thức Beverton - Holt (1956), phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tôi thu đƣợc các thông số theo phƣơng trình tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng cá Tráp vây vàng là: W = 2.115 x 10-8 x L2,9684

Từ hình 3.2 cho thấy sự tăng trƣởng về chiều dài và khối lƣợng của cá Tráp vây vàng có mối tƣơng quan chặt chẽ với nhau, điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua hệ số tƣơng quan R2

= 0,9773 và đây là tƣơng quan thuận (tƣơng quan dƣơng), nghĩa là khi chiều dài tăng thì khối lƣợng của cá cũng tăng theo. Tuy nhiên, đồ thị cho thấy sự tăng trƣởng về chiều dài và khối lƣợng của cá Tráp vây vàng cũng không đồng đều. Cụ thể, ở giai đoạn đầu (tuổi 0+

, 1+) chiều dài cá tăng nhanh, khối lƣợng cá tăng chậm. Đến giai đoạn tuổi 2+, 3+ cá tăng trƣởng về chiều dài chậm lại, nhƣng tăng trƣởng về khối lƣợng lại tăng nhanh. Có thể sự tăng nhanh về khối lƣợng ở cá có kích thƣớc lớn liên quan đến việc tích luỹ chất dinh dƣỡng để đạt đƣợc trạng thái thành thục sinh dục, tham gia sinh sản trong quần thể.

Hình 3.2. Đồ thị sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Tráp vây vàng

Đặc điểm này ở cá Tráp vây vàng cũng phù hợp với tính thích nghi của các loài cá nhiệt đới. Trong giai đoạn đầu đời, sự tăng nhanh kích thƣớc cơ thể là yếu tố có lợi trong cạnh tranh cùng loài và để vƣợt khỏi sức chèn ép của vật dữ, đảm bảo sự sinh tồn của loài [24].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá tráp vây vàng acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh quảng trị (Trang 31 - 113)