Thành phần thức ăn của mỗi loài cá thƣờng không giống nhau. Ngay trong mỗi loài, ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sinh trƣởng, thức ăn của chúng cũng khác nhau. Sự sai khác này phụ thuộc vào mức độ phát triển của cơ quan tiêu hoá, tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dƣỡng trong các cá thể của loài. Cá Tráp vây vàng là loài kinh tế, có tiềm năng trong nuôi bán tự nhiên [2]. Vì vậy nghiên cứu thức ăn tự nhiên của cá Tráp vây vàng sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình ƣơng nuôi.
Để xác định thành phần thức ăn của cá Tráp vây vàng, chúng tôi tiến hành phân tích thức ăn có trong ống tiêu của 316 mẫu cá thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu. Chia mẫu cá theo 3 nhóm kích thƣớc dựa trên chiều dài của cá lớn nhất và nhỏ nhất thu đƣợc: 101 - 200mm (nhóm nhỏ), 201 - 300mm (nhóm vừa), 301 - 400mm (nhóm lớn). Thành phần thức ăn của cá Tráp vây vàng thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.4.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá Tráp vây vàng là loài cá ăn tạp có phổ thức ăn khá rộng bao gồm cả thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, động vật không xƣơng sống và động vật có xƣơng sống. Phân tích ống tiêu hoá của cá, chúng tôi bắt gặp 31 đối tƣợng (loại) thức ăn thuộc 7 ngành thủy sinh vật khác nhau. Trong các đối tƣợng thức ăn, chủ yếu là nhóm tảo với 18 đối tƣợng, chiếm tỉ lệ 58,07%; tiếp đến là động vật không xƣơng 9 đối tƣợng, chiếm 29,03%; ngành có dây sống có 4 đối tƣợng chiếm 12,90%. Ở nhóm cá nhỏ, có 17 đối tƣợng thức ăn đƣợc tìm thấy, trong đó phần lớn là các loại tảo và động vật có kích thƣớc bé. Ở nhóm vừa có 19 đối tƣợng thức ăn, ngoài nhóm tảo, chúng tôi thu đƣợc nhiều động vật không xƣơng sống, nhất là tôm, moi, một số ốc, ghẹ và các loài cá nhỏ. Nhóm cá có kích thƣớc lớn ngoài tảo, thức ăn chủ yếu là động vật bao gồm các loại tôm, cua và cá. Bên cạnh đó, khi tiến hành phân tích thức ăn còn thấy một lƣợng lớn mùn bã hữu cơ, cát và một số động vật Chân khớp (Arthropoda) trong ống tiêu hóa cá.
Bảng 3.2. Thành phần các đối tượng thức ăn của cá Tráp vây vàng
STT Tên đối tƣợng thức ăn Nhóm chiều dài cá (mm) 101-200 201-300 301-400 I Cyanophyta - Tảo lam
1 Oscillatoria + +
2 Spirulina + +
II Chlorophyta - Tảo lục
3 Ulothrix +
4 Cladophora + +
5 Spirogyra (Tao xoăn) + +
III Bacillariophyta - Tảo Silic
6 Navicula + 7 Melosira + 8 Cocconeis + + 9 Diploneis + + 10 Asteromphalus + + 11 Coscinodiscus + 12 Rhizosolenia + 13 Campilodiscus + + 14 Gyrosigma + 15 Cyclotella + + +
IV Dinophyta - Tảo giáp
16 Oxytoxum + + + 17 Protoceratium + + 18 Ceratium + V Arthropoda - Chân khớp 19 Penaeidae - Họ tôm he + + + 20 Scyllaridae - Họ tôm vỗ + 21 Lucifer - Moi + + + 22 Ocypodidae - Họ còng +
23 Portunidae - Họ cua bơi + +
24 Corycaeidae + +
25 Pseudocalanidae +
VI Mollusca - Thân mềm
26 Corbicula + + +
27 Sermyla +
VII Chordata - Có dây sống
28 Engraulidae - Họ cá cơm + + 29 Apogonidae - Họ cá sơn + + + 30 Carangidae - Họ cá nục + 31 Stolephorus + 32 Mùn bã hữu cơ + + + Tổng 17 19 22
17 19 22 0 5 10 15 20 25 101-200 201-300 301-400 Nhóm kích thƣớc (mm) Số loại thức ăn
Hình 3.4. Biểu đồ số loại thức ăn của cá Tráp vây vàng theo nhóm kích thước
Phổ thức ăn phân theo từng nhóm chiều dài của cá Tráp vây vàng tuy không khác nhau nhiều về thành phần nhƣng lại khác nhau tần số xuất hiện các loại thức ăn đó. Cá có nhóm kích thƣớc thƣớc càng lớn thì tần số xuất hiện các loại thức ăn càng tăng. Đây là đặc tính thích nghi về dinh dƣỡng cho phép loài tận dụng đƣợc tối đa cơ sở thức ăn trong môi trƣờng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Nhƣ vậy, cá Tráp vây vàng có phổ thức ăn mở rộng dần theo mức tăng kích thƣớc. Việc phân hoá thức ăn theo kích thƣớc giúp làm giảm mức độ cạnh tranh về dinh dƣỡng trong cùng loài, đảm bảo nguồn thức ăn cho cá con.
Để làm rõ nhận định trên đây, ở bảng 3.2 và hình 3.5; 3.6; 3.7 đã biểu diễn tỷ lệ tần số xuất hiện của nhóm loài thực vật phù du (tảo), động vật không xƣơng sống và động vật có xƣơng sống theo từng nhóm kích thƣớc cá.
Từ hình 3.5; 3.6; 3.7, chúng tôi nhận thấy các biểu đồ đều có chung quy luật, các nhóm kích thƣớc cá càng lớn thì tỷ lệ phần trăm (%) các đối tƣợng thức ăn tảo giảm và tăng dần các loại thức ăn động vật. Mặt khác, phân tích từng biểu đồ cho thấy mức độ chênh lệch tỷ lệ phần trăm các loại thức ăn lớn nhất ở hình 3.7 tiếp đến là hình 3.6 và mức độ giảm dần ở hình 3.5. Cụ thể, ở hình 3.7 tỷ lệ xuất hiện động vật có xƣơng sống trong ống tiêu hóa của cá nhóm kích thƣớc nhỏ là 14,29%; cá nhóm kích thƣớc vừa là 28,57% và cá nhóm lớn là 57,14%. Chênh lệch về tỷ lệ phần trăm giữa nhóm nhỏ và nhóm vừa là 14,28%, giữa nhóm vừa và nhóm lớn là 28,57%, giữa nhóm nhỏ và nhóm lớn là 42,85%. Trong khi đó hình 3.5 chênh lệch giữa tần số xuất hiện tảo trong ống tiêu hóa ở các nhóm cá tƣơng ứng lần lƣợt là 9,67%; 5,24% và 15,09%.
Nhƣ vậy, mức độ chênh lệch về tần số xuất hiện các loại thức ăn động vật lớn hơn nhiều so với các loại thức ăn thực vật giữa các nhóm kích thƣớc của cá. Điều đó chứng tỏ cá có kích thƣớc càng lớn thì sử dụng càng nhiều các loại thức ăn động vật
Hình 3.5. Biểu đồ tần số xuất hiện thực vật phù du trong ống tiêu hóa của cá Tráp vây vàng ở 3 nhóm kích thước
Hình 3.6. Biểu đồ tần số xuất hiện động vật không xương sống trong ống tiêu hóa của cá Tráp vây vàng ở 3 nhóm kích thước
Hình 3.7. Biểu đồ tần số xuất hiện động vật có xương sống trong ống tiêu hóa của cá Tráp vây vàng ở 3 nhóm kích thước
Trong các yếu tố sinh thái, thức ăn tự nhiên trong môi trƣờng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của những loài cá có phổ thức ăn rộng. Số lƣợng, khối lƣợng và chất lƣợng của thức ăn quyết định đến kích thƣớc của quần thể. Qua nghiên cứu thành phần thức ăn của cá Tráp vây vàng chúng tôi nhận thấy cá sử dụng thức ăn không chọn lọc (31 đối tƣợng thức ăn). Các loại thức ăn có trong môi trƣờng với mật độ cao đều xuất hiện trong ống tiêu hóa của cá với số lƣợng và tần số lớn. Đó là thành phần và số lƣợng tảo Silic trong môi trƣờng nhiều đã xuất hiện nhiều trong ống tiêu hóa cá [1, 48, 49].