0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục đực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG, SINH SẢN CỦA LOÀI CÁ TRÁP VÂY VÀNG ACANTHOPAGRUS LATUS (HOUTTUYN, 1782) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 56 -59 )

Nghiên cứu các lát cắt tinh sào cá Tráp vây vàng cho thấy các túi hay các nang tinh đƣợc bao bọc bởi một một màng mô liên kết, thành nang là một loại biểu mô đặc biệt, có chứa hai loại tế bào là tế bào steroli và tế bào dòng tinh (tinh nguyên bào). Tế bào steroli có nhiệm vụ làm khung đỡ và dinh dƣỡng cho các tế bào dòng tinh. Tuy nhiên các tinh nguyên bào không nằm rải rác trên toàn bộ thành nang mà tập trung thành vùng mầm. Vùng mầm gồm các tinh nguyên bào sơ cấp nằm theo một dải biểu mô chạy từ phần đầu ống tinh đi xuống và thƣờng nằm sát vách ống sinh tinh. Phần đầu ống gồm các tinh nguyên bào hoặc các tinh bào giai đoạn sớm. Các tinh nguyên bào thƣờng nằm sát thành nang và có nhân tròn hoặc dạng elip.

Hình 3.20. Ảnh lát cắt tinh sào bao gồm các nang tinh Độ phóng đại (1000 lần - x 100)

Về không gian, quá trình tạo tinh xuất phát từ vùng mầm ở thành nang hƣớng vào lòng nang. Các tinh nguyên bào ở thế hệ cuối cùng chuyển sang giai đoạn tăng trƣởng, lớn lên và biến thành tinh bào cấp I. Đặc trƣng của các tinh bào cấp I là nhân rất lớn, trong nhân xảy ra diễn biến của tiền kỳ Meiosisis (phân bào giảm nhiễm). Trên tiêu bản mô học ta không thể nhận biết đƣợc các giai đoạn của tiền kỳ Meiosis I mà chỉ có thể nhận biết đƣợc chúng nhờ trong nhân có các nhiễm sắc thể dạng sợi mảnh cuộn xoắn lại với nhau. Sau kỳ giảm phân 2, các tinh bào cấp I phân chia thành hai tế bào nhỏ hơn gọi là tinh bào cấp II. Ngay lập tức các tinh bào cấp II phân chia thành 2 tinh tử. Tinh bào cấp hai chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn nên ta không thể tìm thấy chúng

trên tiêu bản mô học. Các tinh tử này tuy là một tế bào đơn bội nhƣng nó không có khả năng tham gia vào quá trình thụ tinh. Các tinh tử này phải tham gia vào quá trình tạo hình phức tạp để biến thành tinh trùng. Trong tiêu bản nhuộm kép các tinh tử bắt màu đen của sắt, tạo thành đám giữa lòng ống sinh tinh (hình 3.21).

Hình 3.21. Mô phỏng các giai đoạn phát triển tế bào sinh dục đực qua các thời kỳ

Quá trình phát triển tế bào sinh dục đực trải qua 4 thời kỳ sau:

* Thời kỳ sinh sản

Đây là thời kỳ quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển của tế bào sinh dục đực.

Tế bào sinh dục của con đực là những tinh nguyên bào ở dạng lƣỡng bội (2n) hình cầu, phân bố trên vách ống dẫn tinh, có kích thƣớc tƣơng đối lớn là 12-16µm và đƣờng kính nhân 10,4µm. Các tinh nguyên bào này sinh sản bằng cách phân chia nguyên nhiễm và giảm nhiễm nhiều lần tạo thành một số lƣợng đáng kể các tinh nguyên bào thứ cấp nhằm tăng số lƣợng tinh trùng sau này. Bằng phƣơng pháp nhộm kép, dƣới kính hiển vi quang học, chúng tôi không quan sát và phân biệt đƣợc sự phân chia cũng nhƣ đặc trƣng của tinh nguyên bào thứ cấp trong thời kỳ này.

Hình 3.22. Ảnh lát cắt tinh sào gồm tế bào sinh dục đực ở thời kỳ sinh sản (Độ phóng đại 1000 lần - x100)

* Thời kỳ sinh trưởng

Các tinh nguyên bào thứ cấp lớn nhanh về kích thƣớc, biến đổi gọi là các tinh bào sơ cấp. Tinh bào tiếp tục tích lũy dinh dƣỡng cung cấp cho quá trìnhvận động sau này trong quá trình thụ tinh cho trứng. Các tinh bào này tập trung thành đám và đƣợc bao bọc bởi một màng chung quanh gọi là “nang”. Trong dịch hoàng tinh bào sơ cấp có dạng hình cầu, kích thƣớc tƣơng đối đồng đều, đƣờng kính tinh bào sơ cấp từ 6,4 - 7µm. Kích thƣớc tế bào sinh dục tăng lên.

Hình 3.23. Ảnh lát cắt tinh sào gồm tế bào sinh dục đực ở thời kỳ sinh trưởng (Độ phóng đại 1000 lần - x100)

* Thời kỳ hình thành

Các tinh tử dần dần phát triển thành các tinh trùng. Sau khi hình thành, các tinh trùng chuyển vào xoang chung của ống dẫn tinh, chuẩn bị vào thời kỳ sinh sản của cá. Trong ống dẫn tinh, ngoài các tinh trùng còn có mặt của các tinh tử. Tinh trùng có kích thƣớc khoảng 1,2 - 1,6µm. Số lƣợng tinh trùng khá lớn và thƣờng chứa đầy trong ống dẫn tinh.

Hình 3.24. Ảnh lát cắt tinh sào gồm tế bào sinh dục đực ở thời kỳ hình thành (Độ phóng đại 1000 lần - x100)

* Thời kỳ chín

Tinh trùng là kết quả phát triển cuối cùng của TBSD đực, kích thƣớc đạt tới 1,6 - 1,8µm với số lƣợng rất lớn. Trong ống dẫn tinh, ở thời kì chín, ngoài tinh trùng còn có mặt các tinh tử thuộc các thời kỳ phát triển non hơn (hình 3.25).

Hình 3.25. Ảnh lát cắt tinh sào ở thời kỳ tế bào sinh dục đực chín (Độ phóng đại 1000 lần - x100)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG, SINH SẢN CỦA LOÀI CÁ TRÁP VÂY VÀNG ACANTHOPAGRUS LATUS (HOUTTUYN, 1782) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 56 -59 )

×